Xây dựng chuồng gà đẻ trứng cần lưu ý những gì?

mất:4 phút, 26 giây để đọc.

Nuôi gà đẻ trứng đã trở thành một trong những mô hình chăn nuôi phổ biến ở nước ta. Người chăn nuôi có thể lựa chọn các kiểu chuồng gà khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, quy mô, diện tích chăn nuôi. Chuồng gà là một trong những yếu tố rất quan trọng khi bạn quyết định áp dụng mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng. Dưới đây là những điểm bà con cần lưu ý khi thiết kế chuồng gà đẻ trứng.

1. Địa điểm xây dựng chuồng gà đẻ trứng

Chuồng gà được xây dựng ở vị trí cao ráo, dễ thoát nước, tốt nhất là cách xa nhà ở, không chung với chuồng lợn, chuồng bò. Chuồng có hướng nam, đông nam để có ánh sáng mặt trời buổi sáng rọi vào diệt khuẩn, chống ẩm mốc. Hết sức tránh hướng đông bắc, tránh gió mùa rét lạnh thổi trực tiếp vào chuồng. Thiết kế chuồng có độ cao, rộng, mái dốc phù hợp với vị trí đất đai, tính đến điều kiện chống nóng, chống rét, đảm bảo thoáng mát mùa hè, thoáng ấm mùa đông, phòng được chồn cáo.

Cần chọn vị trí thích hợp để xây dựng chuồng gà
Cần chọn vị trí thích hợp để xây dựng chuồng gà

2. Một số kiểu chuồng nuôi gà đẻ trứng

Chọn mẫu chuồng gà đẻ cần phải xét đến khu vực, địa hình, khí hậu của từng địa phương để bạn có thể chọn được mẫu hợp lý nhất. Phổ biến gồm các kiểu sau đây:

2.1. Kiểu chuồng 4 mái kiên cố và bán kiên cố:

Đây là mẫu chuồng được sử dụng ở hầu hết các cơ sở kinh doanh gà đẻ trứng. Chuồng được xây dựng bằng khung thép hoặc bằng tre, luồng, mái lợp bằng tôn hoặc phibro xi măng. Đặc biệt là hai đầu hồi của chuồng gà đẻ này được xây bằng gạch nên rất thoáng và mát. Để đảm bảo không gian thoáng mát trong chuồng gà thì mẫu chuồng này được thiết kế với 2 tầng mái. Chuồng có kích thước đa dạng nhưng chủ yếu độ cao mái trước mái sau cần đạt 2,0-2,2m, độ cao từ đỉnh nóc xuống nền chuồng khoảng 3,0m. Ngoài ra thì chuồng phải có chiều rộng từ 4-5m và chiều dài mỗi ở chuồng 5-6m.

Kiểu chuồng 4 mái kiên cố và bán kiên cố
Kiểu chuồng 4 mái kiên cố và bán kiên cố

2.2. Kiểu chuồng bán kiên cố 2 mái:

Kiểu chuồng này thường được xây dựng bằng các loại vật liệu rẻ tiền như tre, gỗ, cành cây, luồng, nứa. Kích thước chuồng có thể tuỳ ý, song tối thiểu chiều cao mái trước 2m, mái sau l,5m. Độ cao 2 mái bằng nhau hoặc lệch nhau 0,5m. Chiều rộng chuồng từ 2,5-3m, chiều dài mỗi ở chuồng từ 3-3,5m. Mái chuồng được lợp bằng ngói hoặc phibro xi măng hoặc bằng lá cọ, lá mía. Xung quanh chuồng được che chắn bằng các dóng nứa, tre, bằng lưới sắt. Hai đầu hồi có thể xây gạch. Mặt trước và mặt sau cần che chắn bằng rèm phòng tránh mưa gió.

Cần lựa chọn kiểu chuồng thích hợp để nâng cao sản lượng trứng thu hoạch
Cần lựa chọn kiểu chuồng thích hợp để nâng cao sản lượng trứng thu hoạch

2.3. Kiểu chuồng gà đẻ thô sơ

Mẫu chuồng này thường được sử dụng phổ biến ở vùng nông thôn. Vật liệu chủ yếu đến từ tre, nứa có sẵn hoặc đi mua. Loại chuồng này được làm bằng hình hộp chữ nhật nhiều tầng: với chiều dài 1,2 – 1,5m, chiều rộng từ 0,7 – 0,8m, tầng nọ cách tầng kia từ 0,35 – 0,4m; phía trên có mái che mưa nắng.

Chuồng được che bằng những dõng tre thêu và có thể phủ một lớp lưới giống như lưới rắn để bắt gà. Nền chuồng cách mặt đất 0,3-0,4m. Loại chuồng này dùng để nuôi gà thịt và cũng có thể nuôi gà đẻ với quy mô nhỏ (20-30 con).

Kiểu chuồng thô sơ
Kiểu chuồng thô sơ

2.4. Lồng nuôi gà đẻ trứng

So với 3 kiểu chuồng trên thì lồng nuôi gà là hình thức đơn giản và tiết kiệm nhất. Hình dáng, kích thước của lồng tùy thuộc vào số lượng gà nuôi. Lồng nuôi gà đẻ trứng thương phẩm thường có chiều dài 1,2m có vách ngăn chia ra ba ô, mỗi ô nuôi 3 gà mái đẻ. Đáy lồng gà đẻ để hơi nghiêng một ít để khi gà đẻ trứng lăn ra phía trước đã có gờ đỡ.

Mô hình lồng gà
Mô hình lồng gà

3. Những lưu ý khi làm chuồng gà đẻ trứng

Một chuồng đạt chuẩn cần lưu ý những tiêu chí sau

  • Dễ thu hoạch trứng
  • Dễ cho ăn và vệ sinh
  • Dễ tháo lắp
  • Thông thoáng mát mẻ

Trên đây là những mô hình chuồng trại gà đẻ trứng được sử dụng phổ biến nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bà con!

K.T – Tổng hợp

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.