Mô hình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học

mất:5 phút, 26 giây để đọc.

Hiện nay, chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học đang là hướng đi mới cho nền công nghiệp chăn nuôi với nhiều lợi ích to lớn. Chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học là giải pháp chăn nuôi gà an toàn, hiệu quả giúp gà lớn nhanh, phát triển khỏe mạnh, tiết kiệm chi phí chăn nuôi. Và có thành phẩm gà sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Phương thức chăn nuôi này hiện đang được khuyến khích phát triển. Được coi là hướng đi bền vững của ngành chăn nuôi ở Việt Nam.

1. Ưu điểm khi chăn nuôi gà trên lót sinh học

Tăng chất lượng đàn gà. Chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học giúp gà khỏe mạnh và đồng đều nhau hơn. Tỷ lệ gà sống có thể lên đến 98%. Tăng chất lượng sản phẩm. Đệm lót sinh học giúp giảm tỷ lệ bệnh tật, đặc biệt là bệnh tiêu chảy. Thịt gà khi xuất chuồng cũng thơm ngon, hình thức đẹp và hoàn toàn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nuôi gà trên đệm lót sinh học đem lại nhiều ưu điểm vượt trội
Nuôi gà trên đệm lót sinh học đem lại nhiều ưu điểm vượt trội

Việc phân giải phân, làm cho mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn. Tạo môi trường sống tốt cho vật nuôi. Đồng thời cải thiện môi trường sống cho người lao động. Tạo cơ hội để phát triển chăn nuôi ngay cả gần các khu dân cư.

Đệm lót sinh học giúp tiết kiệm 10% thức ăn, vì:

  • Vật nuôi không bị stress từ môi trường và hoạt động tự do.
  • Vật nuôi thu nhận được một số chất từ nền đệm lót do sự lên men phân giải phân, vỏ trấu, thức ăn rơi vãi.
  • Khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn của vật nuôi tốt hơn do vật nuôi tiếp nhận được một số vi sinh vật có lợi.
  • Hạn chế ruồi, muỗi (vì không có nước để muỗi sinh sản, không có phân để ruồi đẻ trứng). Các mầm bệnh – nguyên nhân lây lan dịch bệnh bị tiêu diệt hoặc hạn chế tới mức thấp nhất.

2. Kỹ thuật làm đệm lót sinh học

1. Chuồng nuôi gà trên đệm lót sinh học

Chuồng nuôi cần thoáng mát, sạch sẽ.Nền chuồng bằng ciment – gạch hoặc có thể là nền đất.

2. Cách trải đệm lót sinh học

Rải đều trấu hoặc mùn cưa xuống nền chuồng. Với gà úm cần rải nền với độ dày 5-7cm, gà thịt rải nền dày 10cm, gà đẻ rải nền 15cm. Sau đó thả gà vào chuồng nuôi. Chờ tới khi quan sát thấy phân gà rải đều khắp mặt lớp lót chuồng nuôi thì tiến hành rải men vi sinh đều lên bề mặt. Cụ thể như sau:

  • Với gà úm (gà con mới nở sau khi đã đưa ra khỏi máy ấp trứng) thì cần chờ 7-10 ngày
  • Với gà lớn thì chờ 2-3 ngày, quan sát thấy phân gà trải đều khắp mặt chuồng. Thì rải men vi sinh lên bề mặt lớp đệm lót sau đó xoa đều trên bề mặt.
Cần trải đệm lót sinh học đúng cách
Cần trải đệm lót sinh học đúng cách

Phải chờ có phân gà rải đều trên mặt chuồng mới tiến hành phủ men vi sinh. Vì khi đó phân gà chính là nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật trong men vi sinh phát triển. Từ đó giúp tiêu hủy hết phân gà thải ra.

3. Lượng phân lót phải phù hợp với diện tích nuôi

Với chuồng nuôi có diện tích dưới 35 m2 chúng ta vẫn thực hiện tạo đệm lót như các bước trên. Chuồng nuôi có diện tích trên 35 m2 thì men vi sinh sau khi được trộn đều với bột ngô (hoặc bột cám, bột sắn). Cần cho thêm nước vừa đủ để trộn bột tơi và không bị ướt. Sau đó cho vào bao tải và cần đưa vào chỗ ấm để ủ trong thời gian từ 2-3 ngày. Khi có mùi thơm, hơi chua thì đem rắc đều trên bề mặt lớp lót chuồng.

  • Với diện tích chuồng dưới 35 m2 thì cần trộn 1 kg chế phẩm Balasa với 1 kg bột ngô (bột cám, bột sắn). Sau đó sử dụng luôn.
  • Với diện tích chuồng từ 35 m2 – 50 m2 thì cần trộn 1 kg chế phẩm Balasa với 3 kg bột ngô (bột cám, bột sắn). Sau đó đem ủ chỗ ấm để tăng lượng men vi sinh cần thiết, giảm chi phí sử dụng men.
Lượng phân lót phải phù hợp với diện tích nuôi
Lượng phân lót phải phù hợp với diện tích nuôi

4. Các lưu ý trong quá trình nuôi gà trên đệm lót sinh học

Lớp đệm lót sinh học cần phải đảm bảo khô trong suốt quá trình sử dụng. Vì vậy cần tránh để ướt do mưa gió hoặc do nước từ máng uống đổ ra. Nếu bị ướt cần phải thay ngay lớp trấu khô vào chỗ bị ướt.

Để tăng thời gian sử dụng của đệm lót sinh học thì cần đảm bảo chăn nuôi với tỉ lệ phù hợp. Thời gian sử dụng có thể kéo dài cả năm. Từ đó tiết kiệm rất nhiều chi phí cho người chăn nuôi. Đệm lót sinh học trong quá trình lên men tiêu hủy phân sẽ sinh nhiệt nên chú ý là cần làm mát chuồng nuôi vào mùa hè.

Lớp đệm lót sinh học cần phải đảm bảo khô trong suốt quá trình sử dụng
Lớp đệm lót sinh học cần phải đảm bảo khô trong suốt quá trình sử dụng

Với gà con nuôi úm thì cần nhiệt độ cao hơn bình thường nên vấn đề này không ảnh hưởng gì. Với gà nuôi đẻ chuồng tầng không trực tiếp tiếp xúc với đệm lót cũng không ảnh hưởng. Nhưng với gà nuôi thịt và nuôi đẻ trực tiếp trên đệm lót thì người chăn nuôi cần chú ý phải làm mát chuồng. Chống nóng chuồng bằng cách làm mái chống nóng. Tạo sự thông thoáng xung quanh chuồng nuôi. Có thể sử dụng quạt hơi nước để làm mát chuồng.

Trên đây là thông tin chi tiết về mô hình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học. Chúc bà con áp dụng thành công!

Nguồn: http://mayaptrungmactech.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.