Hướng dẫn xây dựng chuồng trại nuôi gà khoa học

mất:3 phút, 56 giây để đọc.

Chuồng trại là yếu tố tác động trực tiếp đến sức khỏe đàn gà cũng như năng suất nuôi. Bà con cần quan tâm hơn đến việc thiết kế chuồng trại chăn nuôi gà một cách khoa học để đảm bảo gà phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao.

1. Quy hoạch chung chuồng nuôi gà

Vị trí xây dựng: cần tách biệt khỏi khu dân cư sinh sống và nguồn nước. Nền đất xây dựng: Có nền đất cao, tối thiểu 0.5m so với mực nước sông, thuận lợi cho việc thoát nước và thuận tiện cho giao thông.

Hướng chuồng lý tưởng nhất là hướng Đông, Đông Nam hoặc hướng Nam để tận dụng ánh sáng và sự thông thoáng không khí. Các phân khu chuyên biệt: khu chuồng trại nuôi, kho chứa thức ăn và dụng cụ và khu xử lý phân và rác thải.

Cần tách chuồng khỏi khu dân cư sinh sống và nguồn nước
Cần tách chuồng khỏi khu dân cư sinh sống và nguồn nước

2. Xác định kiểu chuồng phù hợp

Với dòng gà ta bản địa thích nghi tốt với nhiều điều kiện địa hình từ đất bằng phẳng đến đồi núi. Hình thức từ nuôi cũng rất đa dạng từ: chăn thả đến bán chăn thả, hoặc nuôi nhốt chuồng kín toàn thời gian.

2.1. Chuồng nuôi nhốt toàn thời gian

Phù hợp tại những vùng có quỹ đất chăn nuôi chật hẹp, nuôi quy mô công nghiệp lớn.

2.2. Chuồng trại nuôi gà kết hợp chăn thả

Quỹ đất rộng, phù hợp đa dạng các địa hình chăn nuôi. Thường được dùng cho quy mô chăn nuôi nhỏ và bán chuyên.

Xác định kiểu chuồng phù hợp với loại hình chăn nuôi
Xác định kiểu chuồng phù hợp với loại hình chăn nuôi

3. Yêu cầu chung cho cả hai loại hình thức chuồng trại nuôi gà

Hố sát trùng trước khi vào chuồng và biển báo quy định với khách hàng. Nền chuồng: không trơn, dễ thoát nước, khô ráo dễ làm vệ sinh và tiêu độc. Dải nền chuồng bằng bê tông hoặc láng xi măng với độ dày từ 5- 10 cm. Độ dốc chênh lệch của nền bê tông đầu – cuối chuồng là khoảng 2-3cm để thuận tiện cho việc thoát nước khi vệ sinh.

Mái chuồng: có kết cấu 1 hoặc 2 mái, có thể làm bằng mái tôn lạnh. Không bị dột, nát đảm bảo che nắng mưa cho gà. Mái chuồng được thiết kế cách nhiệt tốt có thể làm giảm nhiệt độ trong chuồng từ 3-5 độ C vào ngày nắng nóng. Vật liệu cách mái: Có thể lựa chọn mái tôn hoặc mái pro ximăng. Tốt nhất nên làm bằng tôn lạnh, tôn cách nhiệt không dột nát, cách nóng tốt giữ thân nhiệt ổn định. Nếu làm bằng tôn thường, lợp tấm xi măng thì cần trải thêm bạt cách nhiệt ở dưới.

Đảm bảo nhiệt độ thoáng mát cho gà
Đảm bảo nhiệt độ thoáng mát cho gà

Tường chuồng: có thể xây bằng gạch/lưới thép và phải có hệ thống bạt rèm che. Tường xây hai bên đầu hồi nên gia cố bằng tường gạch xây có độ dày 20cm. Tường hai bên chuồng: có thể chỉ cần gạch 10cm. Độ cao tường tính từ mặt đất lên là: 0.5- 0.6m

4. Xác định mật độ và diện tích từng loại hình nuôi

4.1. Xác định mật độ nuôi

Mật độ chăn nuôi áp dụng với dòng gà ta bản địa Việt Nam như sau:

  • Nuôi nhốt toàn thời gian: 6-8 gà/m2
  • Nuôi nhốt kết hợp chăn thả 3-5 gà/m2

Với hình thức nuôi kết hợp chăn thả, người nuôi có thể quy hoạch tương quan diện tích chuồng trại và sân vườn theo tỉ lệ 1:3. Tức là 1m2 chuồng tương ứng với 3m2 vườn để đảm bảo điều kiện chăn nuôi lý tưởng nhất.

Mật độ của chuồng phụ thuộc vào số lượng và diện tích chăn nuôi
Mật độ của chuồng phụ thuộc vào số lượng và diện tích chăn nuôi

4.2. Diện tích chuồng trại nuôi gà

Diện tích chuồng nuôi = Mật độ gà x Tổng số gà. Ví dụ diện tích cho chuồng nuôi cho mỗi 1000 gà ta:

Loại hình nuôi Mật độ Diện tích chuồng Diện tích vườn
Nuôi nhốt toàn thời gian 6-8 gà/m2 120- 160m2 Không bắt buộc
Nuôi nhốt kết hợp chăn thả 3-5 gà/m2 120- 160m2 360 – 480

Trên đây là hướng dẫn xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà khoa học. Chúc bà con áp dụng thành công!

Nguồn: https://gathavuon.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.