{Góc chia sẻ} – Kinh Nghiệm Nuôi Gà Chọi Mau Lớn

mất:3 phút, 51 giây để đọc.

Gà chọi rất khó nuôi, nếu bạn là một người mới chơi gà chọi bạn có thể tham khảo kỹ thuật nuôi gà chọi nhanh lớn từ những người có kinh nghiệm lâu năm trong bài viết dưới đây.

  • Cách chăn nuôi gà thả vườn hiệu quả cao.
  • Cách nhận biết gà đông tảo thuần chủng.

Chơi gà chọi là một trong những trò chơi dân gian ở nông thôn Việt Nam. Người nuôi gà chọi không phải nhằm mục đích để lấy thịt mà chủ yếu để chiến đấu. Nuôi gà chọi không hề đơn giản chút nào mà nó đòi hỏi người chăn nuôi phải có sự khéo léo, chăm chút, đầu tư thời gian từ người nuôi. Trong bài viết dưới đây là một số kinh nghiệm nuôi gà chọi bạn có thể tham khảo.

Chế độ ăn uống cho gà chọi.

Chế độ ăn uống cho gà chọi

Nguồn thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng đến sự phát triển của gà chọi, kỹ thuật chăn nuôi gà. Không được cho gà chọi ăn uống linh tinh, thức ăn chính là ngũ cốc (thóc, gạo, ngô…), nên cho ăn thóc tốt hơn vì ăn ngô dễ làm gà béo và tích mỡ. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung những loại thức ăn nhiều dinh dưỡng như giun, dế…

Nên cho gà ăn vào hai bữa trong ngày vào 9 giờ sáng và 5 giờ chiều, mỗi lần cho ăn khoảng 3/4 diều.

  • Đối với gà con bạn nên nuôi thả rong để chúng ăn tự do; gà tách mẹ ngoài hai bữa chính thả chúng tự đi tìm thức ăn.
  • Đối với gà trưởng thành nên bổ sung thêm rau cỏ, cà chua, chuối sứ; ngoài ra nên bổ sung 1,2 bữa lươn hoặc thịt bò mỗi tuần.

Chọn thức ăn cho gà chọi như thế nào?

Theo kinh nghiệm của những người sành chơi gà chọi, nếu gà chọi quá béo cũng không tốt. Khi gà đến một giai đoạn có thể cho chiến đấu thì cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của gà. Thóc cho gà chọi ăn cần được đãi sạch vỏ chấu rồi cho vào nước ngâm khoảng 8-12 tiếng rồi xả bằng nước sạch sau đó cho ra giá để ráo. Trộn thóc vơi men tiêu hóa và các loại vitamin mua ở các hiệu thuốc thú y và thực hiện đúng liều lượng được tư vấn. Mỗi ngày cho gà uống nước hai lần vào sáng và tối trước khi gà đi ngủ, mùa đông không cho uống nước.

Buổi sáng cho gà ăn thóc, buổi chiều cho ăn rau xanh hoặc giá đỗ, buổi tối trước khi gà đi ngủ cho ăn thóc sau đó cho uống nước. Cho uống 2-3 viên thuốc bổ nhóm B mỗi tuần, cho ăn thêm vài nhánh tỏi tươi giúp gà tránh gió và tăng cường tiêu hóa.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà chọi nhanh lớn.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà chọi nhanh lớn

Khi gà đã đủ lông và cứng cáp thì người nuôi cần phải chăm chút cho vẻ ngoài của chúng; bằng cách tỉa bớt lông phần cổ, lông nách và lông ở hậu môn; hớt sạch lông ở phần đầu. Lấy ngải cứu, nghệ, muối và phèn chua mài chung với nhau; kèm theo một ít rượu và nước sau đó tẩm hỗn hợp này lên thân gà.

Khi gà chọi trưởng thành bạn có thể cho chúng tham gia chiến được. Tuy nhiên chỉ nên cho chúng chọi nhau vào khoảng thời gian từ tháng chạp đến tháng 4 âm lịch. Lý do là sau tháng 4 gà sẽ thay lông; và thời gian này chúng không thể chiến đấu bình thường được.

Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho gà. Khi lông gà khô ráo thì ôm bóp vào nghệ cho chúng; cách làm này giúp cho thịt con gà săn lại, tăng khả năng chống đỡ được các đòn địch.

Kỹ thuật huấn luyện cho gà chọi.

Kinh nghiệm huấn luyện của những người nuôi ảnh hưởng quan trọng đến khả năng chọi của gà. Không nên nuôi nhốt gà quá lâu; mà nên thả chúng ra ngoài để cho chúng được linh hoạt, cơ bắp khỏe mạnh. Cần cho chúng luyện tập hàng ngày để chúng biết cách ra đòn tấn công và phòng thủ.

Trên đây là một số kỹ thuật nuôi gà chọi của những người nhiều kinh nghiệm. Chúc các bạn thành công nhé.

Xem thêm: Thu Lãi Từ Nuôi Bồ Câu Pháp Lai.

Theo Phạm Ngân-Tổng Hợp

Trích dẫn: nongnghiepvietnam.edu.vn

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.