Gà chọi thường mắc phải bệnh gì và cách điều trị ?

mất:5 phút, 19 giây để đọc.

Nuôi gà chọi hiện nay được rất nhiều người lựa chọn để chăn nuôi. Để có thể sở hữu một chú gà chọi khỏe mạnh, máu chiến. Các sư kê phải có kinh nghiệm chăm sóc. Khi không được chăm sóc cẩn thận và đầy đủ thì gà rất dễ bị mắc bệnh. Bệnh ở gà rất đa dạng. Sau đây là một số bệnh thường gặp ở gà và cách điều trị bạn nên tham khảo.

Bệnh tụ huyết trùng

Tụ huyết trùng là loại bệnh thường gặp ở gà chọi và các loại gia cầm.

Lí do gây nên bệnh tụ huyết trùng?

– Đây là một bệnh khá thường gặp ở gà chọi. Chúng là một trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh lí này xuất hiện trên hầu hết các loại gia cầm không chỉ ở gà chọi. Vi khuẩn Pasteurella multocida là tác nhân gây nên căn bệnh này. Nó có thể xuất hiện ở mọi giai đoạn phát triển của gà.

Triệu chứng của bệnh

 – Thể quá cấp

    + Gà chết đột ngột , có trường hợp đang ăn lăn đùng ra chết.

    + Da tím bầm , mũi miệng chảy nước nhờn và có lẫn máu.

    + Tích sưng căng phồng.

– Thể cấp tính:

    + Gà sốt cao 42-43°C , ủ rũ , bỏ ăn , xù lông , đi lại chậm chạp.

    + Từ mũi miệng chảy ra một chất nước nhớt có bọt lẫn máu màu đỏ sẫm , đi ỉa phân lỏng như màu sôcola.

    + Biểu hiện khó thở , mào yếm tím bầm do tụ máu , cuối cùng con vật chết do ngạt thở.

– Thể mãn tính:

    + Yếm sưng thuỷ thũng và đau , viêm hoại tử rồi hình thành cục cứng.

    + Con vật thường gầy còm , da bọc xương do mầm bệnh tác động vào nhiều cơ quan phủ tạng trong cơ thể.

    + Có hiện tượng viêm khớp mạn tính ( khớp đùi , đầu gối , cổ chân ) và viêm phúc mạc mạn tính.

    + Hoại tử mãn tính ở màng não có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh.

Con đường lây lan

  • Bệnh tụ huyết trùng thường lây qua con đường tiêu hóa, vết thương ngoài da, đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với gà đang bị bệnh,… hoặc lây qua đường ăn uống từ máng ăn, máng uống nước.

Cách điều trị

  • Tiến hành tiêm kháng sinh định kỳ cho gà. Sử dụng các vacxin như: Enrofloxaxin, streptomycin, neomycin. Sau khi tiêm vacxin hãy bổ sung điện giải, vitamin C để tăng sức đề kháng cho gà. Duy trì việc điều trị cho gà trong thời gian 1 tuần.

Các phòng bệnh

  • Để phòng tránh cho gà không mắc phải bệnh này, hãy tiêm phòng chủng P.multocida địa phương. Bên cạnh đó thường xuyên quét dọn vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, diệt chuột… để giảm nguy cơ mầm bệnh xâm nhập.

Bệnh viêm phế quản

Bệnh hô hấp mãn tính do virus Mycoplasma gallisepticum gây ra.

Nguyên nhân của bệnh

  • Bệnh viêm phế quản do virus Coronaviridae gây ra.

Dấu hiệu bệnh

  • Các biểu hiện ở gà đó là: Thở khò khè, kém ăn, hắt hơi, lông cách xơ xác,… những dấu hiệu này rất dễ nhận ra. Thời gian ủ bệnh của gà từ 18 – 36 giờ.

Con đường lây lan

  • Bệnh viêm phế quản lấy qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, trung gian truyền bệnh từ người, chó, chuột,… Mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh này và gà con là lứa tuổi dễ bị nhất.

Cách phòng bệnh

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chữa bệnh viêm phế quản. Người chăn nuôi có thể tiến hành các bước chữa trị sau:

  • Sử dụng vacxin Biral H120.
  •  Không để gà bệnh ở chung chuồng với những con gà đang khỏe mạnh.
  •  Sử dụng các loại chế phẩm: Antivirus – FMB, Pividine để khử khuẩn chuồng trại.
  • Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách bổ sung nước uống Amilyte.

Bệnh dịch tả 

Nguyên nhân bệnh

  • Bệnh dịch tả ở gà còn có những cái tên khác như: Bệnh Newcastle, bệnh rù,… Bệnh do virus Paramyxovirus serotype gây ra.

Dấu hiệu bệnh

  • Gà bị các triệu chứng đó là: Bỏ ăn, gục đầu, xù lông. Gà lờ đờ, khó thở, ho. Khi đi vệ sinh phân lỏng màu xanh lẫn máu. Mặt sung, mào tím tái. Nếu bị nặng thì gà có thể bị liệt chân, cánh, bị đầu ngoẹo, quay vòng tròn. Nếu là gà mái đang trong thời kì đẻ trứng thì lượng trứng bị giảm sút, đẻ nhiều trứng non và có màu trắng nhợt. Nếu không điều trị kịp thời gà có thể chết sau 3 – 4 ngày.

Con đường lây bệnh

  • Có thể lây qua đường hô hấp, tiêu hóa. Gà lành tiếp xúc trực tiếp với gà bị nhiễm bệnh hoặc phân của gà bị nhiễm bệnh. Do chuột, chim trời gây ra. Hoặc có thể do gió thổi virus từ nơi khác tới. Thời gian ủ bệnh của gà kéo dài từ 5 – 7 ngày.

Cách phòng bệnh

  • Bệnh dịch tả chưa có thuốc đặc trì mặc dù đây là loại bệnh thường xảy ra ở gà chọi. Đối với gà chọi thịt màu trắng tiến hành tiêm vacxin 2 lần. Gà trống, gà đẻ trứng tiêm từ 5 – 6 lần. Gà thả vườn tiêm từ 2 – 3 lần.
  • Diệt chuột, ngăn chim trời không đến gần chuồng gà, khu vực gà ở. Vệ sinh tiêu độc, khử trừng phòng bệnh. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng.

Bệnh đậu gà 

Các hạt mụn có kích thước bằng hạt đậu mọc ở đầu, mào, mắt, miệng gà đó là biểu hiện của bệnh đậu gà.

Dấu hiệu bệnh

  • Các hạt mụn có kích thước bằng hạt đậu mọc ở đầu, mào, mắt, miệng gà. Những hạt mụn khiến gà gặp khó khăn trong việc ăn uống, quan sát. Bệnh khiến sức khỏe của gà bị suy giảm.

Cách điều trị

  • Cậy vẩy mụn đậu , rửa sạch bằng nước muối loãng.
  •  Hàng ngày bôi dung dịch 1%Xanhmetylen hoặc Lugol 1% lên mụn đậu , sau ít ngày mụn đậu sẽ khô dần và tự bong.
  •  Làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như Glycerin10% , CuSO4 5%.
  •  Bổ xung thêm Vitamin đặc biệt Vitamin-A.
  •  Nếu bệnh nặng cần dùng kháng sinh phòng vi khuẩn bội phát.
  •  Đốt chất thải của gà , độn chuồng , độn ổ đẻ.
  •  Phun sát trùng thường xuyên trong thơi gian gà bị bệnh.
  •  Chủng đậu cho các đàn chưa mắc bệnh ở khu vực xung quanh đàn gà bị bệnh.

                                                                                                                                                         Tổng hợp từ nhiều nguồn

                                                                                                                                                         Tác giả: Hải Anh

.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.