Gà chọi sau khi đá có cần chăm sóc hay không ?

mất:3 phút, 53 giây để đọc.

Trước khi ra trận gà chọi được các chủ nhân của nó chăm sóc và chuẩn bị để có một phong độ tốt nhất. Tuy nhiên cũng phải chú ý đến việc chăm sóc gà sau khi đá. Giúp chúng phục hồi nhanh chóng cả về tinh thần lẫn thể lực. Nếu không chăm sóc chúng đầy đủ sẽ dẫn tới việc dễ bị bệnh và khó phục hồi. 

Những cách cắt cổ gà đơn giản cho các sư kê?

Tại sao nên chăm sóc gà chọi sau trận đá?

Sau khi đá xong, gà sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn. Bởi trong trận đấu nó đã dùng hết sức của mình. Nếu không chăm sóc chúng sau thời gian thi đấu thì chúng sẽ khó phục hồi và dễ bị bệnh.

Sau trận đấu bạn nên chăm sóc gà theo các bước sau:

Bước 1:

Chăm sóc cơ bản khi gà mới đấu xong

– Trong quá trình đá, chúng sẽ có những vết thương hở và sẽ bị dính cát bụi. Trong lúc này bạn không nên tác động lên đó và phải làm như sau:

  • Ở phần đầu và cổ bạn nên dùng nước ấm để lau nhẹ
  • Lông của gà bạn nên nhúng nước sau đó vuốt ngược lên
  • Mở miệng gà nhẹ nhàng và dùng lông lùa nhẹ vào cổ họng để lấy bụi bẩn
  •  Cho gà ăn cơm nóng với áp dụng các thao tác ôm bóp rượu nhẹ nhàng cho gà, quan tâm đến các phần bị bầm tím.

Bước 2:

Kiểm tra chân gà chọi

Sau khi thực hiện bước 1 xong thì đến bước này bạn cần phải cho gà ngâm chân từ 20 đến 30 phút, để cho gà hồi phục lại từ từ. Nước ngâm thường là nước lạnh, điều này sẽ giúp gà cảm thấy dễ chịu hơn, tránh gặp phải các tổn thương liên quan.

Bước 3:

Kiểm tra sức khỏe của gà

Gà đá về cho uống thuốc gì? Tùy theo vào mức độ, tình trạng của gà mà có thể cho uống thêm thuốc kháng sinh EN 150 giúp tiêu kén, giảm đau, chống sưng và phù nề.

Cách làm như sau: lấy một lượng bằng viên thuốc con nhộng hòa vào 3-5cc, khuấy đều cho tan. Dùng bơm tiêm bơm trực tiếp cho gà uống trong 3 – 5 ngày thì thôi.

Bên cạnh đó, để tăng sức khỏe cho gà thì cũng có thể cho uống thêm B1 để tăng cường sức lực và sự dẻo dai. Tuy nhiên, không nên uống quá 2 viên bởi có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn trên cơ thể gà.

 Bước 4:

Chuẩn bị nơi ở và kiểm tra sức khỏe lần 2 cho gà

Lúc này cơ thể gà còn khá yếu nên nhốt riêng để gà được yên tĩnh nghỉ ngơi. Chuồng nhốt gà mới đá về phải được dọn dẹp sạch sẽ và kín gió tránh việc gà bị nhiễm lạnh. Trong trường hợp thời tiết mùa đông thì nên sử dụng bóng sưởi. Hoặc quạt sưởi để làm ấm gà. Vào mùa hè thì nên để thêm một máng nước cạnh gà.

 Tiếp tục kiểm tra sức khỏe để theo dõi tình hình sức khỏe của gà. Nếu xuất hiện các biến chứng bệnh thì cần phải xử lý kịp thời. Không thì tiếp tục lau nước ấm và xoa bóp rượu cho gà để nhanh lành vết thương.

Lưu ý: Sau khi đi đá về gà rất dễ bị mắc các triệu chứng như cảm cúm. Đi ngoài phân xanh, phân trắng hoặc khó tiêu. Vì thế, cần thường xuyên theo dõi thể trạng biểu hiện của gà để tránh bệnh để lâu ngày gây hại sức khỏe mà lại khó chữa.

Bước 5:

Tăng sức đề kháng cho gà

Việc tăng sức đề kháng cho gà sẽ giúp gà có thể chống chọi được với các bệnh thường gặp phải, loại thuốc phù hợp để cho gà uống đó là kháng sinh EN150 giúp tiêu kén và giảm mọi triệu chứng khác nhau.

cách nuôi gà đá có lực bách chiến bách thắng

Trong quá trình chăm sóc sau từ hai đến ba ngày đá thì bạn cần phải kiểm tra lại sức khỏe của gà và có cách xử lý phù hợp nếu gà bị cảm hoặc các bệnh liên quan.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách chăm sóc gà chọi sau khi đá về để bạn có thể nắm bắt rõ hơn. Từ đó sẽ đảm bảo gà luôn ở trạng thái ổn định nhất khi chăm sóc. Chúc chú gà chọi của bạn luôn giữ vững phong độ của mình.

                                                                                                                                                    Tổng hợp từ nhiều nguồn

                                                                                                                                                    Tác giả: Hải Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.