Những bệnh thường gặp ở ngỗng trong quá trình chăn nuôi (P1)

mất:3 phút, 56 giây để đọc.

Ngỗng là một trong những giống gia cầm được nuôi phổ biến ở nước ta. Tuy ngỗng dễ nuôi nhưng nếu không chăm sóc kỹ lưỡng thì chúng rất dễ mắc bệnh. Thậm chí bùng phát thành dịch bệnh nếu không chữa trị kịp thời. Dưới đây là những loại bệnh thường gặp ở ngỗng trong quá trình chăn nuôi mà bà con có thể chủ động phòng ngừa và điều trị.

1. Bệnh tụ huyết trùng ở ngỗng

Nguyên nhân: Bệnh tụ huyết trùng còn gọi là hoại huyết ngỗng. Ngỗng rất mẫn cảm với bệnh này. Ở những ngỗng khỏe mạnh vẫn có mầm bệnh (vi khuẩn Pasteurella). Nhưng chỉ có ngỗng thường xuyên không được ăn đủ vitamin, protit, chất khoáng, hoặc gặp môi trường sống không thuận lợi như chuồng chật chội, ẩm ướt lúc bị nhồi thì mới phát bệnh.

Triệu chứng:

  • Thể quá cấp tính, ngỗng đang khỏe mạnh, lăn ra chết, lúc sắp chết màu xanh tím.
  • Thể cấp tính: Ngỗng uể oải, ủ rũ. Từ mỏ và lỗ mũi có tiết chất nhờn có bọt, có thể có tiếng khò khè. Lông xù, mắt óng ánh. Phân màu xám, vàng, hoặc xanh, đôi khi có máu, ỉa nhiều. Mào bị tím xanh. Thở nhanh và khó.

Bệnh tích: Ở thể quá cấp tính có thanh dịch trong bao tim, dưới màng ngoại tâm mạc có nốt xuất huyết. Trong trường hợp cấp tính tụ máu trong các lớp da bên trong và dưới da. Xuất huyết ở nội tâm mạc; bao tim ứ đầy nước. Phần lớn tim bị nhiều đám xuất huyết bao phủ. Bao tim mọng nước, viêm tá tràng, trong xoang bụng có thanh dịch, gan sưng, có nhiều điểm hoại tử, lá lách sưng, phổi viêm và có nốt sần.

Chữa trị:

  • Tiêm bắp bằng Streptomicin 100 – 150mg/1kg khối lượng liên tục trong 3-5 ngày Tetraxilin uống liều 80-100mg/1kg P liêm tục 3-5 ngày.
  • Dùng sunfametazin trộn với thức ăn 0,5% hoặc hòa với nước uống 0,1%.

Phòng bệnh: Không nên nuôi lẫn lộn giữa vịt, ngan và ngỗng. Chuồng trại cần làm vệ sinh thật chu đáo, kể cả hệ thống ấp. Các dụng cụ ăn uống cần được tẩy uế sát trùng theo định kỳ thời gian, nhất là khi có dịch xảy ra.

2. Bệnh cúc khuẩn

Nguyên nhân: Đó là bệnh nấm phổi. Có thể gây chết đến 50-100% ngỗng con. Do ngỗng con ăn thực phẩm bị nấm mốc, hoặc chất độn chuồng nhiễm nấm.

Triệu chứng: Mũi viêm và tiết từ mũi chất dịch có các hạt như vữa, đôi khi lẫn máu, thường kèm theo viêm tai. Trên lỗ tai có các mụn to bằng hạt đậu, tự chúng sẽ vỡ ra. Một số ngỗng từ những ngàu đầu đã thấy viêm mắt.

Chuẩn đoán: Nhất thiết phải tiến hành xét nghiệm soi kính hiển vi bệnh phẩm từ các hạch viêm ở phổi cũng như cấy nấm bệnh.

Phòng bệnh: Cho uống định kỳ sunfat đồng 1/2000 – 1/3000 thay cho nước uống (đựng trong chậu bằng sành) từ 3-5 ngày. Hoặc uống nystatin 500mg/kg thể trọng trong 3-5 ngày. Hiệu quả của điều trị thấp nếu bệnh phát hiện chậm. Tốt nhất là nên ngừa bệnh bằng cách ăn, ở sạch, nuôi đúng mật độ.

3. Bệnh không tiêu

Nguyên nhân: Tác động lên ngỗng con dưới 1 tháng tuổi, gây chết 50-70% đàn. Sự thiệt hại lớn nhất thường xảy ra chính vào những ngày đầu sau khi lấy chạm ấp ra. Vì vậy trong thời kỳ này cần tổ chức các điều kiện tối đa để bảo vệ con non.

Triệu chứng: Ngỗng con uể oải, yếu toàn thân, kém ăn. Vươn cổ dài, mí mắt sụp xuống, lông xù. Triệu chứng đặc trưng là ỉa chảy xuất hiện ngay từ những ngày đầu mới bị bệnh. Phân lỏng, màu trắng, vàng xanh hoặc nâu, mùi chua khó chịu, đôi khi có bọt cùng với chất nhầy. Trong phân còn những cục thức ăn không tiêu, lông tư xung quanh lỗ huyệt bị bết phân.

Phòng bệnh: Cho ngỗng con ăn các thức ăn dễ tiêu như gạo lức, chú ý cho uống đầy đủ nước. Khi thấy có triệu chứng của bệnh, cho toàn đàn uống từ hai đến ba ngày liền các dung dịch diệt trùng yếu như hipecmanganat kali 1/10000-focmon 1/3000, bicabonat natri 1%, sunfat đồng trong 2-3 ngày liền.
Cho ăn hành lá, tỏi, nước gừng. Bổ sung Biovit vào thức ăn nuôi ngỗng con 15-30g/1000 con.

Nguồn: https://gathavuon.net

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.