Bệnh APV trên gà là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

mất:3 phút, 21 giây để đọc.

Bệnh APV trên gà rất nguy hiểm. Bệnh sẽ khiến gà bị sưng phù đầu, gầy yếu, bỏ ăn. Nó có thể gây mù mắt ở gà nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh APV trên gà là gì?

Theo tài liệu Thú y, bệnh APP trên gà xuất hiện do virus Avian pneumovirus. Đây được đánh giá là một trong những virut cực kỳ nguy hiểm gây bệnh trên đường hô hấp. Bệnh lần đầu tiên phát hiện trên gà tây vào cuối năm 1970. Nơi phát hiện đầu tiên là ở Nam Phi. Sau đó, bệnh APV nhanh chóng có mặt trên mọi loại gà chứ không chỉ riêng ở gà tây.

Nguyên nhân gây bệnh APV:

  • Mật độ gà quá dầy.
  • Không đảm bảo độ thông thoáng chuồng nuôi. Hàm lượng khí amoniac (NH3) cao.
  • Vệ sinh chuồng trại kém, độ ẩm cao,…

Bệnh APV có khả năng lây nhiễm cao. Có thể lên đến 100%. Tỷ lệ chết của gà mắc bệnh tùy thuộc vào mầm bệnh kế phát.

Dấu hiệu nhận biết bệnh APV

Khi gà mắc phải bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như sau:

  • Mắt gà có bọt, chảy nước mắt.
  • Gà bị viêm mũi, tắc mũi, nghẹt mũi, có dấu hiệu thở nhanh, khó thở, ho và âm rale khí quản.
  • Gà bị sưng phù đầu lẫn mặt, bị run đầu và phù da đầu (triệu chứng bệnh APV trên gà này khá giống với Coryza và ORT).
  • Trong một số trường hợp, gà bị liệt chân và vẹo cổ.
  • Khi bệnh APV ở gà ghép với vi khuẩn E.coli sẽ gây ra hội chứng phù đầu (Swollen head syndrome – SHS) ở gà. Đây là hội chứng thường xuất hiện ở gà hơn 4 tuần tuổi.
  • Ở gà đẻ bị mắc bệnh APV, buồng trứng gà bị vỡ, teo, biến dạng,… khiến chất lượng vỏ trứng giảm (vỏ trứng nhạt màu hơn, mỏng, dị dạng,…). Đồng thời, sản lượng trứng cũng bị giảm từ 5% – 30%.
  • Thời gian ủ bệnh chỉ diễn ra trong khoảng 3 ngày. Ở giai đoạn mới nhiễm bệnh, gà hầu như không có biểu hiện nào rõ rệt. Tỷ lệ gà mắc bệnh tử vong cao và thường do các mầm bệnh kế phát.
  • Gà bị viêm và có lớp Fibrin màu vàng dưới da đầu, da má. Gà bị viêm mí mắt, mù mắt. Khí quản của gà bị bệnh có dịch nhầy nhưng không xuất huyết. Trong trường hợp bệnh nặng, gà sẽ bị xuất huyết ở cuối đường khí quản.

Cách điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh APV trên gà do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Theo các chuyên gia, chỉ có thể dùng kháng sinh nhằm hạn chế các mầm bệnh kế phát.

Gà mắc APV chết do các mầm bệnh kế phát mà không phải do bệnh. Một số bệnh kế phát nguy hiểm như: E.coli, tụ huyết trùng, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas) hay ORT. Khi thấy đàn gà của mình xuất hiện dấu hiệu giảm ăn, mệt mỏi, đầu, mặt, mắt sưng, chảy dãi, ủ rũ, lông xơ xác. Bạn điều trj theo phác đồ của bệnh Coryza nhưng gà không khỏi thì có thể gà đã bị nhiễm virus APV. Trong trường hợp đó, bạn nên tiến hành thực hiện những bước như sau:

  • Cách ly gà bệnh
  • Vệ sinh dụng cụ, chuồng trại
  • Điều trị theo triệu chứng của gà
  • Sử dụng kháng sinh: Sử dụng nhóm kháng sinh phổ rộng tiêm cho gà bị bệnh. Đối với toàn đàn dùng Amoxicillin kết hợp với Doxycycline để uống phòng. Chỉ nên dùng trong khoảng 3 – 5 ngày/ đợt.
  • Bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho gà: nên tăng cường bổ sung  thuốc giải độc, thuốc bổ gan thận, các loại Vitamin ADE, Vitamin C, men tiêu hóa,…

Bài viết trên đây về bệnh APV trên gà hy vọng đã giúp các nông hộ hiểu rõ về bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.