Bệnh nấm phổi ở gà: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng, trị bệnh

mất:3 phút, 55 giây để đọc.

Các loài gia cầm, đặc biệt là gà rất dễ bị bệnh nấm phổi. Bệnh này thường xảy ra ở gà con từ 1 đến 20 ngày tuổi. Hôm nay chúng ta hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh nấm phổi ở gà nhé!

Bệnh nấm phổi là gì?

Bệnh nấm phổi do nấm Aspergillus fumigatus gây ra. Trong không khí, bào tử nấm xâm nhập vào phổi và túi khí của gia cầm qua bụi hít vào từ mũi và khí quản; bệnh này xảy ra khi sức đề kháng bị suy giảm. Bệnh lây lan từ trong máy ấp trứng do trứng đã nhiễm nấm, máy ấp bẩn, từ chất độn chuồng, hay thức ăn nhiều nấm.

Nguyên nhân gây bệnh nấm phổi ở gà

Bệnh nấm phổi ở gà được xác định là do Aspergillus fumigatus, Aspergillus flavus và Aspergillus niger. Khi gà thở, các bào tử này xâm nhập vào phổi và túi khí của gà và gây bệnh. Ngoài ra, do trứng bị nhiễm khuẩn, rác thải và thức ăn hàng ngày không đảm bảo vệ sinh (chứa nấm).

Triệu chứng bệnh

Gà ốm, biếng ăn, khó thở, ho, phải ngồi thở, nhất là không nghe thấy tiếng khò khè, chảy nước mũi giống như một số bệnh đường hô hấp khác (IB, LTI, CRD,…); gà nhìn lờ đờ, chân khô, gầy gộc. Ở gà non từ 1 đến 2 tuần tuổi bệnh xuất hiện đồng loạt, gà chết nhanh sau 1 – 2 ngày. Dạng bệnh mãn tính thường thấy ở gia cầm trưởng thành, và thường là nhiễm trùng đường hô hấp lâu dài. Chết vì sụt cân và suy hô hấp.

Bệnh tích

Phổi, túi khí và màng phổi của gà mắc bệnh có những hạt nhỏ màu xanh vàng với kích thước rất nhỏ. Khi bấm vào thấy dai và cứng. Đây chính là một ổ nấm. Những ổ nấm này sẽ phát triển sang các bộ phận khác như thanh quản, ruột, não, gan, mắt… sẽ có mủ đục fibrin trên phúc mạc và các túi khí, tạo thành từng đám màu vàng nhạt.

Cách phòng bệnh nấm phổi ở gà

Để phòng bệnh, người chăn nuôi cần chủ động thực hiện các công việc sau:

  • Luôn giữ gìn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và sát trùng; thay chất độn chuồng thường xuyên.
  • Không cho gà ăn những thức ăn ôi thiu, bị ẩm mốc.
  • Vệ sinh các lò ấp thật nghiêm ngặt; tránh làm ẩm ướt chuồng nuôi.
  • Dùng dung dịch formol 2 – 3%; đồng sulfat (CuSO4) 1% để phun sát trùng và diệt nấm tại chuồng trại.
  • Tăng cường sức đề kháng để phòng bệnh cho gà bằng cách trộn thuốc kháng sinh tổng hợp vào thức ăn hàng ngày. Đồng thời, cho gà uống điện giải Gluco-c- điện giải k-c-TD.

Cách điều trị

Khi phát hiện gà bị mắc bệnh, người chăn nuôi cần tiến hành điều trị cho gà theo hướng dẫn:

  • Dùng Quixalus: trộn 1g/kg thức ăn; cho gà ăn từ 7 – 10 ngày.
  • Gentian violet và Propionis axit: trộn 0,5 – 1,5 g/kg thức ăn.
  • Thiabendazone: trộn 0,1 g/kg thức ăn.
  • Liệu trình trên nên được tiến hành trong 5 – 10 ngày liêp tiếp kể từ khi gà có dấu hiệu bệnh. Trong khi điều trị, bạn cần kết hợp với đường glucoza và vitamin C pha với nước uống để giải độc cho gà.

Phác đồ điều trị bệnh nấm phổi ở gà

Phác đồ 1

Dùng Flo-Doxy 1g/2l nước (khoảng 1g/12 – 15kg thể trọng) kết hợp với Esb3-Chlotetra 1g/2 – 2,5l nước (tương đương 1g/7 – 12kg thể trọng). Đồng thời dùng điện giải Gluco-k-c.TD 2g/l nước cho gà uống. Áp dụng liên tục từ 3 – 5 ngày.

Phác đồ 2

Dùng Dimethocin 1g/2l nước (tương đương 1g/6 – 8 kg thể trọng) kết hợp với Bitol-vit 1 – 2g/l. Áp dụng liên tục trong 3 – 5 ngày.

Phác đồ 3

Dùng Mr.Trần 1g/2 – 2,5l nước (khoảng 1g/7 – 12kg thể trọng) kết hợp với Doxy-colis 1g/2l nước (khoảng 1g/8 – 10kg thể trọng). Đồng thời, sử dụng điện giải Gluco-k-c.TD 2g/l nước để cho gà uống. Áp dụng liên tục từ 3 – 5 ngày.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh nấm phổi ở gà. Hy vọng với những thông tin đã được chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc và bảo vệ cho đàn gà của mình.

Trích dẫn từ Mayaptrungmactech.com
N.P

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.