Gà còi cọc chậm lớn: nguyên nhân và cách phòng, điều trị

mất:3 phút, 16 giây để đọc.

Trong ngành chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung, chúng ta thường gặp các bệnh đậu gà, cúm gia cầm, tiêu chảy và các bệnh khác trên gà … Ngoài những bệnh cơ bản nêu trên, vấn đề gà còi cọc chậm lớn cũng là mối quan tâm của người chăn nuôi. Vì nó làm giảm hiệu quả chăn nuôi, tăng chi phí, tiêu tốn thức ăn, dịch bệnh có thể lây lan trong đàn.

Ở một đàn gà cùng lứa, sau khi nuôi vài tháng sẽ thấy gà chậm lớn, lông xơ xác, thiếu sức sống. Lúc đầu, chúng ta có thể nghĩ rằng những con vật này bị bệnh và chúng sẽ trở nên tồi tệ hơn; nhưng chúng chỉ gầy và phát triển rất chậm. Bệnh không nặng, nhưng nếu nhiều quá sẽ làm giảm hiệu quả chăn nuôi. Bệnh có thể lây lan theo bầy đàn và tuy không nguy hiểm nhưng sẽ âm thầm lây lan trên diện rộng.

Nguyên nhân nào dẫn tới gà còi cọc?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà còi cọc chậm lớn như gà bị giun sán, gà mắc bệnh mãn tính, gà kém ăn, gà mắc bệnh ecoli, gà chậm lớn từ khi mới nở…

Gà bị giun sán

Gà có nhiều giun trong ruột có thể khiến gà sinh trưởng kém. Khi bị nhiễm giun, hệ tiêu hóa trở nên kém hơn do giun hút gần hết chất dinh dưỡng trong thức ăn khiến gà không thể lớn lên được. Để khắc phục, người chăn nuôi phải thường xuyên tẩy giun sán cho gia cầm.

Gà ấp nở chưa tốt

Nguyên nhân tiếp theo của vấn đề này là do ấp trứng kém. Trong quá trình ấp trứng bằng máy ấp hoặc máy ấp thủ công, nếu thiếu nhiệt hoặc quá nhiều nhiệt gà con sẽ không nở ra những quả trứng đạt tiêu chuẩn, gây ra hiện tượng phát triển không bình thường trong quá trình ấp. Để khắc phục, bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ ấp của máy ấp, nếu mua giống của cơ sở cần chọn những con khỏe mạnh, to, lông bông, mắt sáng, nhanh nhẹn… để đảm bảo gà phát triển tốt.

Gà bị mắc bệnh mãn tính

Gà bị mắc những bệnh mãn tính sẽ chậm lớn; cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng dẫn tới còi cọc chậm lớn. Vấn đề này các bạn cần tìm hiểu thêm các triệu chứng khác; để biết gà đang mắc bệnh gì mới có thể khắc phục triệt để.

Gà bị bệnh đã chữa khỏi

Gà bị mắc bệnh sau khi được chữa khỏi; tuy nhiên thì không phải cứ khỏi bệnh là gà đã phát triển bình thường. Có nhiều trường hợp sau bệnh gà sẽ chậm lớn và trở nên còi cọc. Cách khắc phục tốt nhất vấn đề này là tách chúng ra nuôi riêng; nếu vẫn chậm lớn thì sớm loại bỏ.

Mật độ nuôi quá lớn

Khi mật độ nuôi lớn sẽ dẫn tới gà không có không gian để chơi và phát triển bình thường; dần dần xuất hiện những con kém ăn hoặc không tranh được với những con khác. Biện pháp khắc phục là nuôi mật độ vừa phải; máng ăn nên bố trí rải rác để con nào cũng được ăn thoải mái. Như vậy gà mới phát triển bình thường.

Trên đây là một vài ý kiến giúp người chăn nuôi hiểu rõ hơn những vấn đề dẫn tới gà còi cọc chậm lớn. Người nuôi nên trang bị những kiến thức cần thiết; để sớm khắc phục hoặc có biện pháp phòng tránh ngay từ đầu sẽ đảm bảo chăn nuôi đạt hiệu quả cao hơn. Chúc các bạn chăn nuôi thành công.

Trích dẫn từ Mayaptrungmactech.com
N.P

 

 

 

 

 

 

 

 

 

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.