Bệnh giảm đẻ trên vịt có thể gặp ở các giai đoạn khác nhau khi chăn nuôi. Nông hộ cần hiểu biết đầy đủ về bệnh để chủ động phòng tránh.
Nguyên nhân gây bệnh giảm đẻ trên vịt
Bệnh giảm đẻ trên vịt do virus Tembusu (viết tắt TMUV) dây ra. Đây là một mầm bệnh mới xuất hiện thuộc nhóm vi rút Ntaya, họ flavirus trong chi Flavachus. Trước đó, bệnh xuất hiện ở Trung Quốc. Các nhà khoa học của nước này đã phát hiện ARN từ vịt bị bệnh ở 17/3 tỉnh khác nhau.
Theo đánh giá của các chuyên gia, bệnh giảm đẻ trên vịt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nó có thể gây bệnh cho tất cả các giống vịt được nuôi. Tại Trung quốc, ghi nhận bệnh ở các loài gia cầm như vịt đẻ, vịt thịt, ngỗng và gà đẻ.
Đáng lo ngại hơn, một biến thể mới của TMUV đã được tìm thấy từ năm 2010. Loại virut này có tốc độ lây lan nhanh hơn, độ nguy hiểm cũng cao hơn.
Con đường lây lan bệnh giảm đẻ trên vịt hiệu quả
Bệnh giảm đẻ trên vịt lây qua 3 con đường chính là:
- Qua đường hô hấp, qua trung gian truyền bệnh là muỗi
- Lây truyền ngang thông qua việc nuốt phải, hít phải vật bị truyền nhiễm
- Từ vùng dịch này sang vùng dịch kia
Dấu hiệu nhận biết vịt mắc bệnh giảm đẻ trên vịt
Bệnh giảm đẻ gây hậu quả nghiêm trọng trên các giai đoạn phát triển của vịt. Nông hộ có thể nhận biết qua các dấu hiệu đặc trưng, cụ thể là:
Đối với vịt con
- Triệu chứng về thần kinh. Vịt bị mất thăng bằng, què quặt và tê liệt chân.
- Tổn thương vi mô nghiêm trọng và nhất quán. Khi mổ khám sẽ tìm thấy trong não và tủy sống, đặc trưng bởi viêm màng não không có mủ.
- Chán ăn cấp tính
- Hành vi chống đối
- Chảy nước mũi, tiêu chảy, mất điều hòa và tê liệt.
Độ tuổi dễ mắc từ 16 ngày, 20 ngày tuổi, 25 ngày, 32 ngày, 42 ngày tuổi. Bệnh gây ra thiệt hại lên tới 25 và 29% ở gà thịt, 50 – 85% ở vịt đang trong quá trình sinh trưởng và phát triển từ 2 – 7 tuần tuổi. Tỷ lệ bệnh thường cao (lên tới 90% vịt con) và tỷ lệ tử vong dao động từ 5% đến 30%.
Đối với vịt trên 2 tháng tuổi
- Chán ăn cấp tính, hành vi chống đối xã hội
- Chảy nước mũi, tiêu chảy, mất điều hòa và tê liệt.
- Tỷ lệ bệnh thường cao (lên tới 90%) và tỷ lệ tử vong dao động từ 5% đến 30%.
- Giảm trọng lượng cơ thể (Su et al. , 2011 ).
Đối với vịt sinh sản
- Giảm đáng kể lượng thức ăn thu nhận và sản xuất trứng một cách đột ngột.
- Bệnh lý xuất hiện chủ yếu ở buồng trứng, bị thoái hóa và biểu hiện xuất huyết.
- Ủ rũ, chậm chạp, chậm phát triển
- Các dấu hiệu thần kinh hoặc tử vong ở vịt đẻ và vịt sinh sản bị nhiễm.
Dấu hiệu lâm sàng trong một đàn xảy ra trong vòng 7 – 10 ngày.
Biện pháp phòng bệnh giảm đẻ hiệu quả
– Cách tốt nhất cho các bệnh truyền nhiễm là sử dụng vacxin. Phải tuân thủ qui trình vắc-xin phòng bệnh đầy đủ cho đàn vịt.
– Cho ăn thức ăn cân bằng chất dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ vitamin.
– Khi thời tiết thay đổi, phòng các bệnh nhiễm khuẩn bằng cách trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống, thuốc chống stress như NOPSTRESS, HAN LYTEVIT C.
– Khi chưa có dịch nên sát trùng chuồng trại 2 lần/tuần, nếu dịch đã xảy ra thì 2 ngày sát trùng một lần. Sát trùng trong chuồng lẫn bên ngoài chuồng. Sát trùng xe cộ, công nhân trước khi vào trại với thuốc sát trùng BIOSEPT hoặc BIO-GUARD.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị nên khi dịch bệnh xảy ra, phải kết hợp điều trị triệu chứng và hỗ trợ sức đề kháng cho vịt.
Bước 1: Cho toàn đàn uống giải độc gan thận và hạ sốt: HAN PARA C, ESCENT ® L.
Bước 2: Tùy theo triệu chứng phụ nhiễm cho toàn đàn uống kháng sinh: BIO AMOXICOLI, GENTADOX W.S.P, NOVA FLORDOX.