Kỹ Thuật Tiêu Hủy Gia Cầm Mắc Bệnh Dịch

mất:4 phút, 3 giây để đọc.

Ở các trường hợp dịch bệnh nguy hiểm đã ảnh hưởng đến đàn gia cầm của gia đình bạn chỉ còn cách phải tiêu hủy đi. Tuy sẽ rất đau lòng nhưng việc làm này là cần thiết, giúp cho ngăn chặn dịch ảnh hưởng đến những con khỏe mạnh hay những loài vật nuôi khác. Cần chú ý những kỹ thuật gì khi tiêu hủy gia cầm bị mắc phải dịch bệnh?

Cần phải tiêu huỷ những gì?

Ngoài xác của các gia cầm bị dịch hoặc bị nghi mắc bệnh có lệnh phải tiêu hủy cũng cần hủy phân gia cầm, rác và thức ăn dư thừa trong chuồng trại. Các vật dụng rẻ tiền, mau hỏng dùng trong chăn nuôi gần của gia cầm cũng cần tiêu hủy để tránh ảnh hưởng đến đợt nuôi sau

Kỹ Thuật Tiêu Hủy Gia Cầm Mắc Bệnh Dịch


Đồ bảo hộ cho người giết, chôn hay tiêu huỷ

Các bác sĩ thú y, thú y viên hay người được phân công tiêu huỷ cần được cung cấp quần áo bảo hộ loại làm từ nhựa PPE, các loại phụ kiện kèm theo: (kính, găng tay, mũ chùm đầu, ủng) đủ để đảm bảo tránh nguy cơ bị nhiễm mầm bệnh.

Sau khi làm việc tiêu hủy xong cần tắm giặt, rửa mặt và rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ. Không được ăn uống khi đang trong quá trì tiêu hủy và súc miệng bằng nước diệt khuẩn listerine sau khi làm việc.


Chở gia cầm đã chết đến nơi tiêu huỷ

Gia cầm nằm trong trường hợp cần tiêu hủy phải được làm chết trước khi đem đi tiêu huỷ.
Chúng sẽ được giết bằng cách làm cho  trật khớp cổ, và bỏ vào bao nylon. Khi đầy sử dụng dây cột chặt miệng bao. Sau đó xếp bao thành đống và chờ vận chuyển đến nơi để tiêu huỷ

Lựa chọn địa điểm thích hợp

Chôn lấp gia cầm tại địa điểm có dịch xảy ra

Biện pháp này hạn chế được sự phát tán mầm bệnh có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển xác của gia cầm. Ở các trại chăn nuôi diện tích lớn, cách xa khu vực dân cư có thể chôn lấp gia cầm ngay tại trong trang trại. Hố chôn cần cách xa khu chăn nuôi, nơi có nguồn nước giếng và nơi ở ít nhất từ 50m – 100m, tuỳ vào số lượng gia cầm cần tiêu hủy, chôn lấp.

Chôn lấp trong khu vực được quy hoạch

Đường vào khu chôn lấp tiêu hủy phải cần đảm bảo cho việc vận chuyển xác gia cầm, các vật dụng cần chôn khác một cách dễ dàng
Khoảng cách từ bãi chôn lấp cần nằm xa từ 3.000m trở lên so với các khu đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn, công trình văn hoá, khu du lịch, bệnh viện, chùa chiền, trạm y tế

Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến cụm dân cư trên 300m; Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến công trình khai thác nước ngầm; phục vụ cấp nước cho sinh hoạt phải từ 50 – 100m; Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các nguồn nước xung quanh (tưới tiêu nông nghiệp; nuôi trồng thuỷ sản) phải từ 30m trở lên.

Đào hố đê chôn, tiêu hủy

Kích thước chiều dài hố chôn cần phụ thuộc khối lượng các chất cần chôn. Không được rộng quá 3m, chiều sâu từ 1,5 – 3m ( dựa vào mực nước ngầm ở khu vực). Kích thước của hố chôn: Thể tích hố chôn cần gấp 3-4 lần khối lượng các chất cần chôn.

Trình tự thực hiện chôn lấp

Đào hố bằng máy hoăc bằng tay -> Rải lên trên một lớp vôi bột ( 1kg/ 1m2 diện tích của đáy hố) -> Đổ các bao nylon chứa xác gia cầm xuống dưới hố. -> Phun thuốc để sát trùng (chlorine hoặc vôi bột, glutaraldehyde trên bề mặt đống gia cầm) -> đổ đất xuống phần hố, sau đó nén chặt -> Đắp thêm đất trên mặt của hố (cao hơn mặt đất từ 60cm – 1m) -> Rải một lớp vôi bột phủ kín bề mặt hố và phun thuốc sát trùng

Trình tự thực hiện chôn lấp

 Kiểm tra lại sau khi đã chôn lấp

Phải kiểm tra khu vực chôn lấp ít nhất là 1 tuần / lần trong vòng một tháng đầu. Nếu phát hiện những hiện tượng đất lún; sụp hay khu vực bốc mùi hôi thì cần có các biện pháp xử lý như; lấp thêm đất, phun thuốc sát trùng…

Nguồn: khoahocchonhanong

Mô hình liên kết phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị ở Hải Dương

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.