Đại úy Trần Công Chiến – quân nhân sở hữu trang trại nuôi 10.000 cặp bồ câu giống. Mỗi tháng, trang trại của anh xuất ra thị trường hàng chục ngàn cặp bồ câu non chất lượng cao.
Trong bối cảnh dịch bệnh ở heo vẫn còn diễn biến khá phức tạp; hơn nữa, chi phí chăn nuôi tăng cao khiến nhiều người buộc phải “phơi chuồng”; thì mô hình nuôi chim bồ câu Pháp lại khá hiệu quả.
Đại úy Trần Công Chiến hiện đang công tác tại Tiểu đoàn huấn luyện cơ động, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước. Anh đang sở hữu trang trại nuôi 10.000 cặp bồ câu giống, mỗi tháng xuất ra thị trường hàng chục ngàn cặp bồ câu non, cho hiệu quả kinh tế cao.
Bén duyên nuôi bồ câu từ chuyện giữ lửa gia đình
Đại úy Trần Công Chiến cho biết, xuất phát từ đặc thù công việc phải thường xuyên ở đơn vị; nên không có thời gian chăm sóc gia đình. Vào năm 2012, anh quyết định mua vài cặp bồ câu lai Pháp về cho vợ nuôi làm thú vui và để tẩm bổ. Trong quá trình nuôi bồ câu, anh nhận thấy bồ câu lai Pháp rất dễ nuôi, sinh sản nhanh, ít bệnh tật, thức ăn của nó lại không cần cầu kì nên anh quyết định đầu tư vào nuôi bồ câu để nâng cao tài chính kinh tế gia đình.
Xuất thân từ gia đình cũng có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, anh Chiến rút ra được một bài học quý báu đó là nuôi bồ câu cũng như nuôi các loại gia cầm khác, điều quan trọng nhất là con giống, vệ sinh chuồng trại, cách phòng dịch và thức ăn. Trong chăn nuôi, chúng ta phải bảo đảm an toàn phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại và phun thuốc phòng ngừa dịch bệnh cho đàn bồ câu. Thực hiện tốt các điều kiện cơ bản trên coi như đã thành công một nửa trong chăn nuôi bồ câu rồi đấy.
Để vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ cơ quan giao phó; vừa phát triển kinh tế gia đình, trong quá trình chăn nuôi bồ câu, anh Chiến phải tìm ra phương thức sản xuất để tiết kiệm được nhiều nhất thời gian.
Am hiểu đặc tính bồ câu
Hiểu đặc tính bồ câu ưa sống cao ráo, sạch sẽ; thay vì làm từng chuồng nuôi riêng biệt; để tận dụng không gian và giảm chi phí sản xuất; anh Chiến đã sáng chế mẫu lồng chim riêng cho trang trại của mình. Với mật độ 8 con/m2, hệ thống lồng được thiết kế nhiều tầng; phân thành nhiều lô rất hợp lý, qua đó giúp quản lý đàn chim dễ dàng và khống chế được dịch bệnh.
Đặc biệt, sau một thời gian nghiên cứu, anh đã tự thiết kế; mua linh kiện về lắp đạt lò ấp trứng quy mô 1.000 quả trứng/lần ấp; cho hiệu quả ấp trứng cao đạt trên 90%. Lò ấp trứng do anh Chiến nghiên cứu cải tiến đảm bảo phù hợp; có giá thành rẻ hơn thị trường từ 30%. Ngoài ra, cơ sở chăn nuôi của anh Chiến còn áp dụng hệ thống nước uống tự động; máng ăn thông minh, hệ thống ánh sáng, nhiệt độ, quạt mát… đảm bảo vệ sinh; thức ăn không bị vương vãi; nhất là phù hợp với đặc điểm, tập quán sinh học; giúp chim sinh trưởng, phát triển tốt và tăng khả năng miễn dịch với môi trường xung quanh.
Trích dẫn từ Nongnghiep.vn
Phạm Ngân