Chuyên gia chia sẻ về một số bệnh thường gặp ở ngan

mất:3 phút, 41 giây để đọc.

Ngan được cho là một trong số gia cầm có khả năng thích nghi nhanh với ngoại cảnh. Mặc dù có thể thích ứng nhanh với môi trường nhưng vẫn bị tấn công bởi các bệnh quan trọng. Điều này gây thiệt hại nghiêm trọng. Có một số loại bệnh sẽ gây bùng phát lây lan nhanh cho cả đàn và vùng. Chúng có thể kéo dài trong một thời gian dài mới có có dấu hiệu ngừng. Ví dụ như bệnh tụ huyết trùng, bênh phó thương hàn và gần nhất là cúm gia cầm… Vậy làm thế nào để nhận biết các loại bệnh và phòng bệnh cho đàn ngan của chúng ra ?

1/ Các loại bệnh thường gặp

Bệnh Tụ huyết trùng:

Khi thời tiết thay đổi đột ngột thì thường xuất hiện bệnh này. Ngoài ra còn xảy ra khi chuyển đàn, tiêm phòng, dinh dưỡng kém và chuồng chật chội.

Bệnh khi bắt đầu khởi phát, ngan sẽ có những biểu hiện rõ rệt. Như kén ăn, ủ rũ, khát nước, sốt cao, lông xù và khó thở. Bệnh lí này làm cho ngan viêm đường hô hấp. Từ đó dẫn đến hiện tượng chảy nước mắt, nước mũi. Ngoài ra còn có ỉa chảy ban đầu là màu trắng nhầy sau chuyển sang vàng lục. Khi chuyển sang mãn tính, nó có thể gây sưng khớp chân khó đi lại và gầy yếu ở ngan.

Phòng bệnh:

Không nuôi ngan quá chật, chăm sóc tốt để tăng sức đề kháng. Đặc biệt thời gian chuyển mùa. Dùng văcxin Tụ huyết trùng vô hoạt keo phèn hay nhũ hoá.

Chữa bệnh:

Có thể dùng một trong các loại kháng sinh có mặt ở thị trường. Như Peniciline, Steptomycin, oxytetracylin, Kanamycin,… tiêm bắp lườn.

Bệnh Phó thương hàn:

Triệu chứng:

Với chăn nuôi lớn, khi hộ chăn nuôi hoặc trại nuôi có bệnh, triệu chứng đầu tiên là tỷ lệ trứng ung cao, ngan con nở thấp. Ngan con có thể chết ngay ngày đầu tiên sau nở không có biểu hiện lâm sàng. Ngan ỉa chảy nặng, mất nước nghiêm trọng, ủ rũ, xã cánh, lông dựng ngược, suy sụp. Tỷ lệ ngan con ốm cao, nhưng tỷ lệ ngan chết thấp (chỉ dưới 10%). Có triệu chứng thần kinh do tác động của độc tố do vi khuẩn tiết ra: Ngan loạng choạng, run, lắc lắc đầu và ngoẹo cổ.

Phòng và chữa bệnh:

Chưa có văcxin hữu hiệu để tiêm phòng cho ngan. Vệ sinh trứng và lò ấp nở, vệ sinh chuồng trại, thu gom chất thải thường xuyên là các biện pháp hữu hiệu cho phòng bệnh. Việc xử lý và vệ sinh trứng,  máy ấp trước khi đưa trứng vào ấp. Xông Formol và thuốc tím để diệt nấm, khử trùng vỏ trứng và máy ấp sẽ có tác dụng tốt chống nhiễm Salmonella xâm nhiễm qua vỏ trứng. Chú ý không cho ấp trứng nếu đàn bố mẹ bị nhiễm bệnh. Thức ăn đủ chất dinh dưỡng cho ngan con, đặc biệt bổ sung vitamin A, B1, B.complex, C nếu có thể và chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng.

Trị bệnh bằng kháng sinh cho hiệu quả không cao và tạo vật mang trùng. Thuốc điều trị: Sulfaquino xaline trộn thức ăn (1%); hoặc Nofloxan, enrofloxaxin,.. Chuồng trại có gia cầm nghi mắc bệnh cần dùng dung dịch formol 3% để sát trùng.

2/Vệ sinh phòng bệnh: Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho ngan:

Ngày tuổi

Các loại thuốc và văcxin

1-3

Bổ sung Vitamin như: B1, B-complex, ADE hay dầu cá.

Dùng kháng sinh Ampi-coli, streptomycin… liều phòng

Văcxin dịch tả vịt lần 1

18-25

Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh

28-46

Phòng bệnh E.coli, tụ huyết trùng, phó thương hàn  bằng các loại kháng sinh và bổ sung vitamin

56-60

Văcxin dịch tả lần 2

70-120

Phòng bệnh bằng kháng sinh, bổ sung vitamin theo định kỳ 1-2 tháng/lần, liệu trình 3-5 ngày

180-190

Văcxin dịch tả lần 3

Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh trong thời kỳ đẻ trứng

Sau khi đẻ 6 tháng

Nhắc lại văcxin dịch tả lần 4

Phòng bệnh bằng kháng sinh định kỳ 1-2 tháng/lần.

                                                                                                                                                             Tổng hợp từ nhiều nguồn

                                                                                                                                                             Tác giả: Hải Anh 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.