Gà Ri là giống gà nội địa đã có từ rất lâu đời, kiêm dụng (nuôi lấy trứng, thịt), được nuôi phổ biến ở nhiều vùng của Việt Nam, tập trung nhiều ở miền Bắc và Trung. Gà Ri là giống gà thuần chủng Việt Nam được bà con chăn nuôi từ đời. Chúng còn được gọi với cái tên thân thuộc là Gà ta để phân biệt với các giống gà ngoại nhập. Đặt điểm của gà Ri khá quen trong lòng người dân miền Bắc và miền Trung.
1. Đặc điểm giống gà Ri
1.1. Đặc điểm ngoại hình gà ri
Màu lông Gà Ri rất đa dạng. Thân nhỏ bé, chân thấp. Phần lớn gà ri mái có lông màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, có đốm đen ở cổ, đuôi và đầu cánh. Gà ri trống có lông nhiều màu rất đẹp, đầu lông cánh và lông đuôi có lông đen ánh xanh; lông bụng có màu đỏ nhạt, vàng. Màu da vàng hoặc trắng, da chân vàng. Mào cờ có răng cưa, màu đỏ và phát triển. Tích và dái tai màu đỏ có khi xem lẫn ánh bạc. Chân có hai hàng vẩy màu vàng đôi khi xen lẫn màu vàng đỏ tươi.
1.2. Đặc điểm sinh trưởng của giống Gà Ri
Gà mái một năm tuổi nặng 1.2 – 1.5 kg, 4 – 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ. Sức đẻ năm đầu 100 – 120 trứng. Gà đẻ theo từng đợt 15 – 20 trứng, nghỉ đẻ và đòi ấp. Gà Ri mái Nuôi con rất khéo. Gà trống ba tháng đã biết gáy. Một năm tuổi gà trống nặng 1.5 – 2 kg.
Sức chống chịu của gà ri rất tốt, phù hợp hoàn toàn với khí hậu, thổ nhưỡng của mọi miền đất nước ta. Trước đây hầu hết gà ri được nuôi thả vườn, thức ăn đa phần là giun, cào cào, côn trùng tự tìm kiếm trong môi trường. Ngày nay, đã có một số trang trại đầu tư nuôi nhốt gà ri mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
1.3. Đặc điểm trứng, thịt gà ri
Thịt gà ri rất ngon, thớ thịt nhỏ dai mềm chứ không bở như các giống ngoại nhập khác nên thịt gà ri rất ưa chuộng. Trứng gà ri nhỏ có, vỏ trứng có màu nâu vàng, giá trị dinh dưỡng cao và được người tiêu dùng rất thích nên giá trứng luôn cao.
2. Cách chăn nuôi giống Gà Ri
Chăn nuôi gà Ri tuy đã rất quen thuộc với người Việt Nam. Trước đây, hầu như ở quê nhà nào cũng có vài con đến vài chục con gà Ri. Chăn nuôi gà ri thông thường gồm hai loại: nuôi thả vườn và nuôi nhốt. Tuỳ vào điều kiện mà chọn định hướng cho phù hợp. Ưu nhược điểm của hai hình thức này như sau:
2.1. Chăn nuôi gà ri thả vườn (thả đồi):
Tiết kiệm được rất nhiều thức ăn, gà tự tìm thức ăn trong môi trường tự nhiên chỉ cần bổ sung thêm thức ăn cho gà là được. Công sức chăm gà cũng đòi hỏi ít hơn. Tuy nhiên, khó kiểm soát kiểm soát về tăng trưởng, dịch bệnh.
2.2. Chăn nuôi gà ri nhốt chuồng:
Hiện nay, gà ri được nuôi chuồng nhốt được chăm sóc tốt hơn nên thịt thơm ngon và dai. Thị trường rất ưa chuộng các sản phẩm từ gà ri. Nuôi gà trong chuồng nhốt đem lại giá trị kinh tế cao hơn so với cách nuôi truyền thống.
Trên đây là đặc điểm cũng như cách chăn nuôi gà Ri. Chúc bà con áp dụng thành công!
Nguồn: https://caytrongvatnuoi.com