Nguyên nhân và cách thức thiến gà trống

mất:3 phút, 14 giây để đọc.

Gà trống đóng vai trò quan trọng trong một số mô hình chuồng trại, đặc biệt là ở các trại chăn nuôi gà giống. Vậy tại sao lại thiến gà trống? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm câu trả lời cho câu hỏi này.

1. Tại sao phải thiến gà trống?

Gà trống tuy có vóc dáng lớn hơn gà mái nhưng thịt gà thường dai, không ngon và ít thịt. Nhằm khắc phục điều đó, người ta thường thiến gà trống để gà bớt hung hăng, bớt hiếu động và dễ tăng cân.

Gà trống thiến thường to hơn, nặng hơn gà bình thường khoảng 15 – 25% (tùy giống gà), chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc và ngọt mềm. Ngoài ra, gà trống thiến còn có quá trình sinh trưởng và phát triển rất tốt trong khi chăn nuôi.

2. Cách thiến gà trống hiện nay

Người ta thường thiến gà bằng cách loại bỏ hai dịch hoàn là bộ phận sinh dục ở trong ruột gà. Ngày nay, có 2 phương pháp thiến chính là thiến móc (thiến bụng) và thiến sườn. Trước khi thiến 6-12h không được cho gà ăn.

Sau khi thiến 24h không nên cho gà ăn no. Nên cho gà ăn thức ăn nhẹ, giàu dinh dưỡng để gà mau hồi phục sức khỏe. Sau đây là chi tiết 2 cách thiến gà trống:

2.1. Thiến móc (thiến bụng)

Đây là phương pháp thiến gà phổ thông, gà hay bị chảy máu nhiều và dễ nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách. Để thực hiện bà con dùng ngón tay trỏ hay giữa chọc thủng màng bụng. Lần nhẹ ngón tay dạt theo sát sống lưng lên phía trước để tìm dịch hoàn nằm 2 bên xương sống.

Dịch hoàn hình quả trứng trơn, nhẵn kích thước to bằng ngón tay út đến ngón tay cái. Trước khi lấy dịch hoàn ra phải xác định vị trị dịch hoàn đối xứng phía bên kia xương sống để tránh nhầm lẫn. Lách nhẹ, hơi cong ngón tay để cho dịch hoàn nằm trọn trong kẽ đốt thứ nhất của ngón, miết mạch sao cho dịch hoàn không bị sứt, bị sót rồi lựa kéo ra ngoài. Dịch hoàn thứ hai cũng được lấy ra tương tự.

Do cách thiến bụng làm gà bị chảy nhiều máu, tỉ lệ sống khỏe mạnh của gà sau khi thiến chỉ khoảng 70 – 80% nên hiện nay đa phần bà con đang áp dụng phương pháp thiến sườn.

2.2. Thiến sườn (phổ biến nhất)

Phương pháp này cho độ chính xác cao hơn, an toàn khi thực hiện và dễ sát trùng hơn tuy nhiên gà sẽ chịu đau nhiều hơn.

Khi tiến hành bà con đặt gà nằm nghiêng về bên phải và đầu hàng về bên trái. Người hỗ trợ giữ gà ngồi phía sau lưng, người thiến nằm phía bụng. Tiến hành vặt lông che phần đốt thứ nhất và thứ hai từ phao câu lên. Sau đó sát trùng dụng cụ dao, panh, kim chỉ và vùng da định mổ bằng cồn 70-900. Rạch một đường dài 3-4cm xuống phía bụng, cách xương sống 1-1,5 cm giữa xương sườn thứ nhất và thứ hai.

Dùng panh căng vết mổ khoảng 2-3cm. Lấy đèn pin soi sẽ thấy dịch hoàn màu trắng hồng nằm sát xương sống. Xác định vị trí dịch hoàn bên kia trước khi lấy dịch hoàn thứ nhất. Dùng thòng lọng lựa sao cho dịch hoàn chui vào rồi dùng xiên xiên vào dịch hoàn. Kéo thòng lọng cho đứt cuống dịch hoàn, nhấc xiêng kéo dịch hoàn ra. Dịch hoàn còn lại cũng thao tác như vậy. Sau đó, khâu lại và sát trùng vết thương để gà không bị nhiễm trùng.

Nguồn: https://nongnghiep.farmvina.com

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.