Nuôi Đà Điểu để sinh sản là một công việc vất vả nhưng người nuôi nếu thực sự hứng thú làm giàu từ con vật này thì cũng có tỷ lệ thành công rất cao. Vậy kỹ thuật nuôi loại chim không lồ này là gì?
Chim Đà Điểu là loài vật có khả năng thích nghi với các loại hình khí hậu khác nhau: nóng, lạnh, ẩm, khô, … Hiện nay có nhiều nước bao gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Mỹ hay các nước Israel, Pháp…. họ đang phát triển mạnh về ngành chăn nuôi Đà Điểu. Ở Việt Nam bây giờ hiện cũng có rất nhiều hộ gia đình lựa chọn việc nuôi Đà Điểu để nhằm cải thiện kinh tế gia đình.
Chọn giống
Để có những con Đà Điểu con được khỏe mạnh, nhanh lớn thì cần phải chọn giống chim đực có thân thình cân đối, dáng đứng thẳng, cổ không cong vẹo, có màu lông đen tuyền, nhanh nhẹn.
Cách phối giống
Chim Đà Điểu mái phát dục vào khoảng tầm 20 tháng đến 25 tháng tuổi. Trong giai đoạn từ 18 đến 20 tháng tuổi thì nên ghép đàn cho con đực và con cái ở chung với nhau để chúng có thời gian làm quen dần. Cũng nên ghép con mái với con trống già hơn khoảng tầm 6 tháng tuổi vì các con đà điểu mái sẽ phát dục sớm hơn cong đực.
Thời gian để Đà Điểu phối giống thường vào khoảng từ 6g-9g sáng và 2g-4g chiều, rất ít khi chúng phối giống vào buổi trưa hay buổi tối.
Kỹ thuật nuôi Đà Điểu để chuẩn bị bắt đầu sinh sản
Giai đoạn nuôi Đà Điểu lúc sinh sản là giai đoạn rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của trứng cũng như chất lượng của con giống.
Chim Đà Điểu thường bắt đầu đẻ vào tháng 12 của năm trước đến tháng 8 năm sau, thời gian chúng nghỉ đẻ và thay lông khoảng tầm 4 tháng. Lúc Đà Điểu bắt đầu để phải có người nhặt trứng để tránh trường hợp đà điểu bố mẹ giẫm làm vỡ trứng, tránh cho trứng bị dính nước làm ảnh hưởng đến tỉ lệ ấp nở trứng hoặc có thể dẫn đến hỏng trứng.
Đà Điểu cái thường sẽ đẻ thành từng đợt, mỗi đợt sẽ đẻ 8 đến 10 quả rồi nghỉ khoảng 10 ngày mới đẻ tiếp đợt sau. Đà điểu cái nhiều lúc cũng gián đoạn quá trình đẻ trứng của nó lên đến 1,2 tháng.
Yếu tố chuồng trại
Cần đảm bảo chuồng nuôi Đà Điểu nhất là trong giai đoạn đẻ phải có ánh nắng mặt trời, có thể thoát nước tốt. Khu vực xung quanh chuồng phải yên tĩnh, tránh tiếng ồn.
Chim đà điểu được nuôi gột sau khoảng 3 tháng; thì nên chuyển chúng sang chuồng mới chuẩn bị quá trình nuôi sinh sản. Khi chuyển cần chú ý cho chim Đà Điểu làm quen với đường chạy mới. Chú ý về chuồng nuôi; sân chạy mới phải thật bằng phẳng; ít có chướng ngại vật, có đủ kích thước để đà điểu có thể vận động được.
Dinh dưỡng
Đà Điểu là loài vật ăn tạp; với nguồn thức ăn chủ yếu là từ: cỏ, lá cây, rau củ, hạt và ngũ cốc. Ngoài ra chúng còn có thể ăn các loại cám của gà, ngỗng.
Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì thức ăn cho Đà Điểu; cũng sẽ yêu cầu phải thay đổi theo thành phần. Đối với những con Đà Điểu đẻ tốt phải cho chúng ăn những khẩu phần thức ăn; có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Để giúp đảm bảo được sức khỏe để có thể sinh sản tiếp.
Phòng bệnh
Đà Điểu thường mắc các bệnh về viêm túi lòng đỏ, bệnh tắc đường tiêu hóa hay bệnh lậu. Cần phải kịp thời phát hiện và chữa trị ngay nếu không sẽ làm cho Đà Điểu yếu dần. Khi Đà Điểu mắc bệnh cũng không nên tự ý tìm thuốc; và cho uống mà cần hỏi bác sĩ thú ý cẩn thận.
Nguồn: Kỹ thuật Nuôi trồng