Dinh dưỡng cho gà hậu bị vô cùng quan trọng. Nó quyết định đến chất lượng trứng và con giống sau này. Do đó, các nông hộ cần lưu ý.
Theo chia sẻ từ các chuyên gia, đảm bảo khẩu phần ăn và khối lượng thức ăn vô cùng quan trọng đối với gà hậu bị thương phẩm. Nó quyết định độ đồng đều của đàn và sản lượng trứng. Dưới đây là kinh nghiệm quý cho bà con.
Đảm bảo dinh dưỡng cho gà hậu bị theo từng giai đoạn
Tùy từng giai đoạn cụ thể mà gà hậu bị sẽ có cách chăm sóc khác nhau. Đó là:
- Giai đoạn úm: Đảm bảo gà được ăn liên tục, ăn tự do. Điều này sẽ giúp tạo tiền đề cho gà phát triển tốt nhất sau này.
- Giai đoạn từ 3 – 6 tuần tuổi: Nông hộ nên cho gà ăn theo bữa. Ngày 2 bữa sáng và chiều. Tối không nên cho gà ăn.
- Giai đoạn từ 6 tuần tuổi trở đi: Khống chế lượng thức ăn của gà mỗi ngày. Không cho ăn quá nhiều. Tuy nhiên, cần đa dạng thức ăn và đủ chất cho gà tiền đẻ.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho gà hậu bị
- Đảm bảo đủ các máng ăn, uống theo mật độ nuôi.
- Máng ăn được treo theo kiểu cơ động linh hoạt, có thể nâng lên hoặc hạ xuống đồng loạt. Điều này giúp cho gà ăn cùng một lúc. Nếu treo máng cố định thì thao tác cho thức ăn vào máng không được nhanh hơn 4 phút .
- Thức ăn ta cho vào máng mỗi ngày một lần và đúng định mức theo các quy định đề ra. Một máng có thể cho 50g thức ăn và khoảng 25 con gà có thể ăn chung.Vì thế ta có thể tính khoảng 25 x 50 = 1250g trong một ngày.
- Thực hiện cân mẫu hàng tuần. Bằng cách bắt khoảng 5-10% đàn gà ngẫu nhiên. Cân và so sánh thể trọng có đúng định mức, độ đồng đều mà ta đã đề ra.
- Tiếp tục theo dõi thể trọng, để có định mức cho ăn hợp lý. Nếu gà thấp hoặc gần bằng với thể trạng định mức đề ra, lúc đó ta nên tăng thêm một mức nhẹ phù hợp với thể trọng của gà. Nếu gà vượt quá thể trọng định mức, thì ta cũng đừng tăng hoặc giảm định mức thức ăn và giữ nguyên cách cho ăn cũ. Cho đến khi gà đạt đúng yêu cầu trọng lượng thì tiếp tục nâng chế độ ăn lên.
Xử lý khi gà hậu bị không đồng đều
Nếu muốn đạt được độ đồng đều cao, ta có thể thực hiện kỹ thuật cho ăn cách nhật (có nghĩa là ngày cho ăn ngày nghĩ). Với cách cho ăn theo kỹ thuật này thì ta thấy gà có thể dồn thức ăn 2 ngày thành một, làm cho gà thoải mái và con nào cũng đều được ăn no và dễ chịu , phát triển một cách đồng đều.
có thể cho ăn 5/7 ngày trong tuần, ngày nhịn có thể xếp vào giữa tuần và cuối tuần là cách hay nhất. Những ngày không cho ăn thì ta cho gà ăn một ít thức ăn hạt, có thể dãi it hạt cho gà bươi ra, tránh gà cắn mổ nhau gây bị thương .
Nếu thấy không đông đều , ta có thể cho những gà nhỏ ra riêng một chuồng, chăm sóc , bồi dưỡng đúng kỹ thuật để gà nhỏ được phát triển kịp thời với các con gà còn lại.Cuối giai đoạn gà giò , gà sắp đẻ : ta nên cho gà ăn thức ăn “tiền đẻ”, có nghĩa là lượng thức ăn có dinh dưỡng cao hơn . Dần tăng khẩu phần định lượng của gà lên và theo nhu cầu giai đoạn của gà.
Trên đây là những kiến thức dinh dưỡng cho gà hậu bị. Chúc các nông hộ nuôi gà đạt sản lượng trứng và thu về lợi ích kinh tế lớn.