Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Chiến – Cao Thủ Nuôi Gà Chọi Chia Sẻ Phần (1)

mất:8 phút, 16 giây để đọc.

“Sau đây là phần tiếp theo của Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Chiến – Cao Thủ Nuôi Gà Chọi Chia Sẻ Bí Quyết Thất Truyền Phần (3)”

Cách chăm sóc gà chọi con từ 2 – 5 tháng tuổi

Giai đoạn này là một trong những gia đoạn mà gà chọi bắt đầu phát triển giới tính rõ rệt nhất, gà trống sẽ bắt đầu tập gáy, còn gà mái thì sẽ phát triển bộ lông, óng mượt.

Gà mái khi bước sang đến tháng thứ 5 đã bắt đầu đến tuổi sinh sản, do đó bạn cần phải chăm sóc kỹ, đảm bảo nguồn thức ăn chất lượng tốt nhất.

Đặc biệt, không nên cho gà ăn cám công nghiệp cám tăng trọng vì sẽ khiến gà béo tốt, nhiều mỡ, lười đá, chất lượng thịt cũng không thơm ngon.

Lưu ý: Chế độ ăn uống của gà chọi phải đảm bảo khoa học, giàu chất dinh dưỡng. Bạn cũng có thể áp dụng công thức ăn trong ngày cụ thể sau đây: 

  • Bữa sáng: Thóc + ngô + lươn (trạch đem xay nhỏ, trộn với vỏ trứng.
  • Bữa trưa: Cho ăn sâu bọ tươi
  • Bữa chiều: Thóc + ngô + lươn (trạch đem xay nhỏ, trộn với vỏ trứng. Rau xanh đủ ăn trong cả ngày.

Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Chiến - Cao Thủ Nuôi Gà Chọi Chia Sẻ Bí Quyết

Các hộ nuôi cũng có thể sử dụng máy băm nghiền đa năng để nghiền nhỏ các loại hạt ngũ cốc, băm rau cỏ thân cây chuối, nghiền cua ốc… giúp cho gà dễ ăn.

Bên cạnh đó, Bà con cũng nên phối trộn các nguyên liệu như bắp nghiền, cám, rau xanh, phụ phẩm… đem bỏ vào máy ép cám viên cho gà để ép thành những viên cám giàu dinh dưỡng. Cám viên sẽ giúp gà ăn nhiều hơn, dễ ăn, kích thích tăng trưởng nhưng không bị béo mập giống như cám công nghiệp.

Công thức phối trộn thức ăn như sau:

Nguyên liệu  Gà chọi con 2 tháng tuổi (con/ngày) Gà chọi con 3 – 5 tháng tuổi (con/ngày)
Cám gạo (có thể xen lẫn với cơm) 10%
Thóc lúa 30% 0,25kg
Ngô 20%
Cá tươi nấu chín 20%
Các loại rau xanh 20% 0,2kg
Sâu superworm hoặc dế 10 – 15 con
Lươn nhỏ 7 – 10
Thịt bò 0,1kg
Tép 0,1kg
Vitamin Vitamin A, D, E, C Vitamin A, D, E, C

Kỹ thuật chăm sóc gà chọi từ 6 tháng tuổi trở lên 

Tiếp tục duy trì các chế độ dinh dưỡng như ở các tháng trước. Cần phải thiết lập một thời gian ăn uống cho gà chọi như sau!

  • Mỗi ngày ăn 2 lần vào 6 – 7 giờ sáng và 17 – 18 giờ chiều.
  • Vào trưa lúc 12 – 13 giờ cho ăn thêm bữa phụ là một ít mồi, rau củ quả tươi.

Chỉ cho ăn với một lượng thức ăn vừa phải, không được cho chúng ăn no căng diều vì ăn no sẽ lường, béo tốt, không chịu lùng sục tìm ăn, khả năng chiến đấu sẽ bị sụt giảm, mất đi bản năng sinh tồn tự nhiên. Thông thường chỉ nên cho ăn từ ½ – ⅔ diều gà.

Mỗi tuần vào lúc mát trời bạn nên cho gà ăn thêm 2 lần tỏi, 1 lần ớt để tăng cường thêm sức đề kháng, chống chịu bệnh tật tốt hơn.

  • Cắt tai tích cho gà chọi

Khi gà chọi chiến đến 7 tháng tuổi thì thích hợp để cắt tai tích. Tiến hành cắt vào ngày trăng khuyết để gà bớt chảy máu, bớt đau. Tránh cắt vào những ngày nắng nóng.

Trước khi cắt tai tích, bạn nên cho gà uống 1 viên vitamin K nhé.

Sáng cho gà ăn uống bình thường, đến trưa sau 11 giờ thì dừng không cho uống nước, đến chiều sau 6 giờ thì tiến hành cắt tai tích.

Dùng kéo hoặc dao lam để cắt tai tích. Tuy nhiên khi cắt bằng dao lam thì sẽ gọt được phần nhỏ li ti bị chìa ra.

Cắt tai tích cho gà chọi

 

  • Cắt tỉa lông gà chọi định kỳ 

Cắt tỉa lông là một trong những vai trò rất quan trọng trong quá trình chăm sóc gà chọi chiến. Nếu không cắt tỉa, bộ lông sẽ “phá”  đi ngoại hình, khiến cho gà chiến đấu khó khăn hơn.

Thông thường khi gà chọi từ 12 tháng tuổi thì nên tiến hành cắt tỉa lông định kỳ. Các vị trí cắt tỉa bao gồm như sau:

  • Cắt tỉa lông ở đầu và cổ, tiến hành từ đốt xương cổ đổ xuống. Tiến hành cắt tỉa phần lông gáy và lông hai bên đến cuối gần với cổ. Giữ lại lông che phần hầu, không cắt phần lông nhỏ mọc ở trên đỉnh sọ.
  • Cắt tỉa lông hông và lông nách để ga thoáng hơn, dễ dàng di chuyển và chiến đấu, giúp giải nhiệt tốt vào những ngày trời nắng nóng. Tiến hành cắt tỉa lông nách non kéo thẳng đến phao câu, chỗ có nhiều lông nhất. Sau đó cắt lông mao ở lưng. Tuy nhiên tránh cắt tỉa quá sâu sẽ làm mất dáng của gà.
  • Cắt tỉa lông đùi, cắt hết phần lông mao ở đùi ngoài sao cho cách gối tầm 5cm.
  • Cắt lông bụng ở dưới lườn. Đây là vị trí cắt tỉa lông quan trọng nhất. Tiến hành cắt phần lông từ đùi xuống đến phao câu, để lại lông ở ngực kéo dài đến chỗ tiếp giáp đùi. Nên để lại 5 – 6 lông ở phần phao câu.

Cách phơi nắng cho gà chọi:

Phơi nắng sẽ giúp cho gà chọi có một thân hình dẻo dai, khỏe mạnh, bền sức. Đồng thời, ánh nắng cũng sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất giúp gà hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng, để có được bộ da đỏ, đẹp, xương cứng cáp, để gà có được một tinh thần sảng khoái nhất.

Định kỳ 1 tuần 2 lần để đem gà chọi ra phơi từ 7h – 8h30, lúc này ánh nắng trưa gay gắt. Chỉ cho gà tắm nắng khoảng 1 tiếng đồng hồ nếu không chúng sẽ bị say nắng. Nếu tiến hành hàng ngày thì sẽ tốt hơn

Trường hợp gà chọi chiến kém gân, cần phải bổ sung thuốc bổ với chu kỳ 7 ngày, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng và chiều, theo bảng dưới đây:

Ngày Thuốc
Thứ 2 B12
Thứ 3 Strychnin
Thứ 4 Vitamin C
Thứ 5 B12 (tiêm)
Thứ 6 Strychnin
Thứ 7 Vitamin C
Chủ nhật Dầu cá

Lưu ý: múi tiêm bắp B12 phải cách ngày ra chiến ít nhất 5 ngày.

6. kỹ thuật huấn luyện gà chọi máu chiến

Cho gà chọi đá thử từ 1 – 5 trận, con nào không có khả năng chiến đấu thì loại ra, có thể đem nuôi thương phẩm.

Quần sương gà nòi: Là cách cho gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.

Xát nghệ: Dùng nghệ tươi giã nhỏ, đem hòa với rượu trắng + nước trà + nước tiểu trẻ em rồi đem xát lên vùng da đã cắt lông. Tiến hành đều đặn trong vòng 3 tháng thì da gà sẽ dày lên, tăng khả năng chịu đòn rất tốt.

Dầm cẳng: Tiến hành dầm cẳng trước 1 tháng khi thi đấu. Chuẩn bị hỗn hợp gồm nghệ giã nhỏ + muối ăn + nước tiểu ngâm chân gà.

kỹ thuật huấn luyện gà chọi máu chiến

Vần gà chọi:

Vần gà nòi là cách tập luyện để gà có sức khỏe dẻo dai, chuyển từ 1 con gà mộc sang gà chiến.

Xem Thêm: Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Chiến – Cao Thủ Nuôi Gà Chọi Chia Sẻ Bí Quyết Thất Truyền Phần (2)

3 hình thức vần gà như sau:
  • Vần gà với gà (vần hơi/ vần đòn): dùng 2 gà cuốn chân, sau đó bịt hoặc thả mỏ quần thảo với nhau.
  • Vần gà với người (tập bộ): sử dụng hình thức tập quay thóc.
  • Cho 2 gà chạy lồng, bên ngoài có 2 người theo dõi đếm vòng

Công thức chung khi vần gà:

  • Vần 1 hồ đòn (15 – 20 phút), nghỉ 4 ngày sau khi vần.
  • Vần 1 hồ hơi (30 – 40 phút), nghỉ 3 ngày sau khi vần.

Các hệ số này sẽ thay đổi theo số hồ vần ít hay vần nhiều (0,5 ngày/hồ). Cụ thể:

Kỳ vần 1 Kỳ vần 2 Kỳ vần 3
Số hồ vần 1 đòn + 1 hơi 2 đòn + 2 hơi 3 đòn + 3 hơi
Tổng số ngày nghỉ 8 ngày nghỉ 14 ngày nghỉ 18 ngày
Số ngày nghỉ sau khi vần 3 6 8
Số ngày và số vòng chạy lồng 3 ngày

vòng: 50v – 90v – 50v

6 ngày

vòng: 50v – 70v – 90v

vòng: 90v – 70v – 50v

6 ngày

vòng: 50v – 70v – 90v

vòng: 90v – 70v – 50v

Số ngày nghỉ trước khi vần Nghỉ 2 ngày thả rông Nghỉ 2 ngày thả rông Nghỉ 3 ngày

1 ngày tập nhẹ

7. Cách phòng bệnh cho gà chọi chiến 

Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Thay rửa máng ăn máng uống để hạn chế tối đa mầm bệnh gây hại.

Thực hiện đúng lịch tiêm vacxin cho gà chọi con:

Ngày tuổi    Các loại bệnh   Lần tiêm chủng   
1 Bệnh gumboro Lần 1
3 – 7 Bệnh dịch tả Lần 1
10 Bệnh trái đậu Lần 1
14 Bệnh gumboro Lần 2
21 – 24 Bệnh dịch tả Lần 2
28 Bệnh gumboro Lần 3
56 Bệnh dịch tả Lần 3
63 Bệnh trái đậu Lần 2

Nuôi gà nòi chiến cần đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, khoa học, có những yêu cầu khắt khe, riêng biệt để đảm bảo chất lượng, sức khỏe, khả năng chiến đấu và sung mãn nhất.

Chúc các bạn luôn thành công với những kỹ thuật nuôi gà chọi chiến mà chúng tôi đã chia sẽ ở trên đây nhé!

Theo N.P – Tổng Hợp

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.