Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Chiến – Cao Thủ Nuôi Gà Chọi Chia Sẻ Phần (1)

mất:4 phút, 6 giây để đọc.

“Trong phần trước chúng tôi đã nói sơ cho bạn cách chọn giống gà cũng như xây chuồng nuôi gà chọi chiến như thế nào? Nối tiếp phần (1) những kỹ thuật nuôi gà chọi chiến tiếp trong phần (2) qua bài viết dưới đây nhé”

Bội nuôi gà nòi: 

Bội nuôi gà chọi

 

Trong những kỹ thuật nuôi gà đá, bà con cũng có thể làm bội nuôi gà. Bội gà có thể được làm bằng tre, nứa hoặc là bội sắt. Kích thước bội phải đủ lớn để nhốt riêng từng con. Bên trong bội phải được bố trí máng ăn, máng uống. Nuôi gà chọi trong bội rất phù hợp với gia đình không có diện tích đất rộng hoặc nuôi ít, chỉ khoảng 10 con đổ lại.

Lồng úm nuôi gà chọi con: 

Lồng úm nuôi gà chọi con:

Đối với những con gà chọi con người nuôi cần phải làm lồng úm, kích thước lồng 2m x 1m x 0,5m để nuôi 100 con gà con. Sàn chuồng phải cao ít nhất cách mặt đất 0,5m.

Bên trong có chất độn chuồng bằng vỏ trấu hoặc rơm khô, mùn cưa, dăm bào…

Tròng lồng úm thiết kế bóng đèn sưởi có công suất từ 60 – 100W. Xung quanh có rèm che.

3. Thức ăn nuôi gà chọi 

Thức ăn nuôi gà chọi 

Nguồn thức ăn là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng sung mãn, hình dáng mẫu mã, thậm chí là chất lượng thịt đối với những hộ nuôi gà chọi theo mô hình thương phẩm.

Lưu ý: Nuôi gà chọi đá không nên cho ăn cám công nghiệp. Thay vào đó, các hộ nuôi cũng có thể tận dụng thức ăn có sẵn, thức ăn tự sản xuất, gồm:

  • Thóc lúa: Đây là một trong những nguồn thức ăn chính của gà đòn giúp chúng tăng thể thực, sức khỏe và khả năng chịu đòn.
  • Rau xanh: Rau xanh cung cấp vitamin, chất xơ, các nguyên tố vi lượng, đa lượng giúp tăng sức đề kháng, giảm thân nhiệt vào những ngày nắng nóng. Một số loại rau như: rau muống, xà lách, giá đỗ , thân cây chuối băm nhỏ bằng máy băm chuối (thân cây chuối chỉ cho ăn từ 2- 3 lần/tuần).
  • Các loại thảo dược, thức ăn bổ sung: Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng tỏi, gừng tốt cho hệ tiêu hóa, tránh triệu chứng khó tiêu, đồng thời nó có tác dụng làm ấm cho gà khi đến mùa lạnh, gió rét. Bổ sung vitamin, premix khoáng, chế phẩm sinh học…
  • Các loại mồi: Các loại mồi sẽ cung cấp protein, chất đạm, sự hưng phấn và sung mãn của gà từ đậu trận đá đến cuối trận. Các loại mồi chủ yếu như: sâu, lươn, trạch nhỏ, thịt bò, tôm tép nhỏ, cá chép nhỏ, dế, giun quế, giun đất.

Cách nuôi gà chọi khỏe mạnh, đặc biệt người nuôi không nên dùng ếch nhái làm mồi vì loại mồi này có chứa rất nhiều đạm, có thẻ làm tăng thể rộng thịt, nhiều mỡ, sức bền kém.

Xem thêm: Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Chiến – Cao Thủ Nuôi Gà Chọi Chia Sẻ Bí Quyết Thất Truyền Phần (1)

4. Nước uống cho gà nòi 

Nước uống phải đảm bảo được sạch sẽ, an toàn, không có lẫn tạp chất. Nhiệt độ của nước không được quá lạnh, quá nóng, duy trì từ 7 – 28 độ C.

5. Chế độ chăm sóc gà nòi khỏe mạnh 

Chăm sóc gà chọi con từ khi mới nở đến 2 tháng tuổi 

Chăm sóc gà chọi con từ khi mới nở đến 2 tháng tuổi 

Gà chọi con mới nở cho uống nước cùng với 5g đường glucoza + 1g vitamin C; liều lượng 1 lít nước để tăng sức đề kháng .

Sau 2 giờ uống nước thì cho gà con ăn hạt tấm, cám ngô, hạt vừng nhỏ. Chia thức ăn làm 5 – 6/bữa một ngày, cho gà ăn như vậy trong 1 tuần.

Gà được 2 – 3 tuần tuổi thì cho ăn thóc xay đem nấu chín với thịt và rau xanh băm nhuyễn. Chia lượng thức ăn làm 3 – 4 bữa, cho vào máng nhỏ để gà ăn.

Từ 1,5 tháng tuổi cho gà con tập ăn các thức ăn lươn, nhái, thịt bò, lòng đỏ trứng, giun quế… Chia thức ăn làm 2 bữa, vào sáng và chiều.

Bổ sung thêm B – complex hoặc men vi sinh phù hợp để tăng sức đề kháng giúp gà chọi con lớn nhanh, khỏe mạnh.

 Tiêu chí Từ 1 – 7 ngày tuổi Từ 8 – 28 ngày tuổi   Từ trên 28 ngày tuổi 
Mật độ chuồng úm (con/㎡)  30 – 50  25 – 30  <10
Cường độ chiếu sáng (W/㎡)  5  5  3
 Nhiệt độ úm gà con (℃)  28 – 32  25 – 28  22 – 25
 Độ ẩm (%) 65 – 75  65 – 75  65 – 75
Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày)  17 – 22  8 – 14 Dùng ánh sáng tự nhiên

Theo N.P – Tổng Hợp

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.