Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Chiến – Cao Thủ Nuôi Gà Chọi Chia Sẻ Phần (1)

mất:5 phút, 20 giây để đọc.

Nuôi gà chọi đòi hỏi những yêu cầu rất khắt khe từ việc chọn giống, đến thiết kế chuồng trại, đến thức ăn và cách chăm sóc thì gà mới khỏe mạnh, sung sức nhất. Dưới đây sẽ là toàn bộ những kỹ thuật nuôi gà chọi chiến chi tiết, khoa học nhất, các hộ dân có thể áp dụng nuôi gà chọi chiến tại nhà hoặc mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng tập trung, cung cấp con giống, sản lượng thịt cho thị trường tiêu thụ.

KỸ THUẬT NUÔI GÀ CHỌI CHIẾN CHI TIẾT, KHOA HỌC CHO GÀ SUNG, MÁU CHIẾN NHẤT

1. Chọn giống gà chọi chiến

Giống gà chọi: 

Gà nòi được chia làm hai loại:

  • Gà nòi đòn (Gà Đòn)
  • Gà nòi cựa (Gà cựa).

Ở mỗi vùng miền khác nhau lại có một cách gọi khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Ở miền bắc thường gọi gà nòi là gà chọi.
  • Ở miền Trung lại gọi là gà đá, miền Nam hầu hết gọi là gà nòi.
Các Loại Gà Đặc Điểm
Gà Đòn
Có chân vàng màu nghệ da non, ở nách cũng có một màu vàng nhưng hơi nhạt, thân hình to lớn, vạm vỡ, mắt sâu hoắm. tình tình gan lì.

Cổ trụi, chân cao.

Gà đòn có 2 loại là gà Mã lai (Mã mái) và gà Mã chỉ.

Gá Cựa Chân nhỏ, toàn gân xương, thịt bủng beo, cựa dài, nhọn hoắt, sắc bén. Mắt lanh lợi. Loại này không tham ăn. Gà nòi cựa ở miền Nam có bộ lông mượt nhiều, phủ giáp hai bên hông dài lòng thòng trông rất đẹp mã.

Đối với chọn gà chọi chiến, khâu chọn giống là một trong những quan trọng hơn cả. Việc chọn giống gà chọi có những yêu cầu rất khắt khe.

Chọn lọc giống ông bà phải thông qua ngoại hình và trong lượng cơ thể. Con giống yêu cầu phải khỏe mạnh, không bị dị tật bẩm sinh, thân hình đẹp, cân đối.

Cách chọn gà chọi con 1 ngày tuổi:

Cách chọn gà chọi con 1 ngày tuổi

  • Sau khi gà con nở bạn cần phải tách riêng trống mái rồi cân 10% tổng số gà nở để xác định khối lượng trung bình của cả đàn. Tiếp theo chọn lọc những con có trọng lượng xấp xỉ bằng trọng lượng sơ sinh trung bình của từng dòng.
  • Ngoại hình cần phải đạt tiêu chuẩn: lông tơi xốp, khô, thân hình cân đối, mỏ và chân cứng cáp, bụng thon nho, không bị hở rốn, không bị dị tật, dáng đi khỏe khoắn.
  • Loại bỏ những con: mắt kém, vỏ vẹo, cổ vẹo, lưng cong, không có phao câu, xương lưỡi hái bị vẹo, dị dạng, bàn chân bị sưng hoặc nhiễm khuẩn, trẹo đầu gối, cơ ngực phát triển không bình thường.

Cách chọn con để giống:

Cách chọn gà chọi con để giống

  • Con trống: khỏe mạnh, có nhiều đòn độc, sức dẻo dai, dáng đẹp.
  • Con mái: Chọn gà mái để giống là một trong những yếu tố rất quan trọng nó sẽ quyết định đến việc cải tạo và nâng cao chất lượng con gà chọi chiến. Nên chọn con có mình thon nhỏ (ấp trứng ít bị vỡ), đầu nhỏ thon dài theo cổ; Mỏ vừa phải, cân bằng với đầu gà; Mũi to, cánh mũi nở; Ngực ưỡn, lười sâu, không bị vẹo; Cánh úp chặt lấy thân, lông cánh to dày; Phao câu to, sát với thân… Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi gà đá lâu năm, tốt nhất nên chọn con gà chọi để mái từ lứa gà thứ 2 trở lên.

Sau khi chọn giống bạn cần để riêng theo từng dòng, phân chia con trống con mái. Dưới đây là cách nhận biết gà chọi trống và gà chọi mái:

  • Cách 1: cầm chân gà chọi con lên, nếu đầu gà ngóc lên trên thì sẽ là gà trống còn nếu đầu ngửa ra phía sau thì sẽ là con mái.
  • Cách 2: Rải một ít tro lên nền đất, san bằng phẳng, đặt gà con lên đó để xem dấu chân. nếu thấy 2 bên chân song song thì sẽ là gà mái, nếu chân vẹo chéo thì sẽ là con trống.
  • Cách 3: Cầm con gà con lên, xòe 2 cánh ra, nếu là gà trống thì sẽ thấy hai lớp lông ở trên cánh. Còn nếu chỉ có một lớp lông thì là con mái.
  • Cách 4: Quan sát hậu môn của con gà chọi con. Ở gà trống sẽ thấy gai giao cấu lồi lên, con ở con mái thì không có.

2. Làm chuồng nuôi gà nòi đúng tiêu chuẩn 

Cách xây chuồng nuôi đơn giản:

Để thực hiện được đúng cách chăm sóc gà đá bạn cần làm chuồng rộng rãi, cao ráo, khi nhốt gà không bị tù túng, những vẫn đảm bảo được tính chất háu chiến. Ngoài ra cách làm chuồng trại nuôi gà chọi này còn đặc biệt quan trọng hơn với mô hình nuôi gà chọi tập trung, nuôi bán giống bán thịt.

Hướng chuồng: Tốt nhất là bạn nên chọn hướng Đông Nam, nên hạn chế hướng Đông, Tây Nam và hướng Bắc.

Mái chuồng lợp bằng tôn hoặc tấm lợp, có độ nghiêng phù hợp để thoát nước tốt nhất, mái nhô ra ít nhất từ 20 – 30cm để che mưa, gió tốt nhất cho gà.

Làm chuồng nuôi gà nòi đúng tiêu chuẩn 

Nơi làm chuồng phải có ít nhất từ 30cm đảm bảo trong chuồng không bị ẩm ướt khi trời mưa.

Dãy chuồng xây bằng gạch, chia thành các ô nhỏ, mỗi ô rộng từ 2 – 4m2, chiều cao từ 1 – 1,5m, bề rộng 1 – 1,2m trở lên.

Mặt trước và cửa chuồng làm bằng song sắt, 3 mặt tường xây kín đáo tránh gió tạt. Hoặc nếu xây theo dãy thì giữa các dãy có thể dùng lưới thép ngăn lại.

Nền chuồng được làm bằng đất nện chặn hoặc láng xi măng. Trong chuồng rải cát dày từ 15 – 20cm để đảm bảo không làm tổn thương đến chân gà chiến.

Với những chia sẻ trên đây đã giúp ích cho bạn được một số kỹ thuật nuôi gà chọi chiến là như thế nào? Hãy theo dõi chúng tôi đón chờ những phần tiếp theo của kỹ thuật nuôi gà chọi nhé! Chúc các bạn luôn thành công.

Theo NP-Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.