Giống gà ri thuần chủng có gì đặc biệt

mất:4 phút, 2 giây để đọc.

Gà ri là một trong những giống gà nội địa phổ biến nhất tại Việt Nam trong hàng trăm năm qua. Thịt gà ri ngon, săn chắc, giàu dinh dưỡng, chất lượng vượt trội so với các giống gà thương phẩm khác nên rất được người tiêu dùng ưa thích. Bà con có thể tham khảo những đặc điểm của giống gà ri thuần chủng dưới đây để áp dụng vào mô hình chăn nuôi của mình.

1. Nguồn gốc giống gà ri thuần chủng

Gà Ri là giống gà đặc sản của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, nhiều năm qua giống gà này bị lai tạo, không còn giữ được các tính trạng vốn có. Từ năm 1999, các kỹ sư của Trung Tâm Nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi (Viện Chăn nuôi) đã tiến hành nghiên cứu về đặc điểm sinh học. Chọn lọc bằng phương pháp phân tích di truyền đồng dạng các tính trạng. Ghép phối theo nhóm tạo ra giống gà Ri thuần chủng và nuôi giữ giống gốc gà Ri trong suốt những năm qua.

2. Đặc điểm của giống gà ri thuần chủng

Gà ri là giống gà đã được thuần hóa từ rất lâu đời. Và được nuôi rộng khắp trên hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam. Đặc biệt là miền Bắc và miền Trung. Đây là giống gà được đánh giá rất cao về chất lượng thịt cũng như trứng. Thịt gà ri thơm và săn chắc, sợi thịt nhỏ mịn.

Xét về đặc điểm ngoại hình, gà ri thì gà thuần chủng có màu lông rất đa dạng. Gà ri mái chủ yếu có màu lông vàng đốm nâu, đen. Gà trống có lông đỏ thẫm, đầu và đuôi thì lông màu đen ánh xanh. Da gà ri thuần chủng thường có màu vàng hoặc vàng trắng. Phần chân gà có hai hàng vẩy màu vàng xen vàng đỏ.

Gà mái trưởng thành 1 năm tuổi nặng từ 1.2 – 1.6kg. Và bắt đầu đẻ khi được 5 tháng tuổi. Năng suất đẻ của gà ri cũng khá cao với 100 – 120 trứng/năm, và theo từng đợt 15-20 quả. Trứng màu trắng hoặc trắng hồng, khối lượng 40 – 45g/quả. Gà ri trống 1 năm tuổi nặng khoảng 1.6 – 2kg và tập gáy từ khi 3 tháng tuổi.

3. Điều kiện chăn nuôi

Gà ri vàng rơm thích hợp với nuôi chăn thả. Chịu đựng tốt điều kiện thức ăn nghèo dinh dưỡng tuy nhiên độ sinh sản thấp.

4. Thời gian nuôi

Thời gian nuôi bình quân là từ 110 đến 120 ngày tuổi thì xuất chuồng.

Tập tính gà nuôi có thể theo nhiều hình thức như: Nuôi nhốt tập trung, bán chăn thả hay chăn thả hoàn toàn. Tuy nhiên chăn nuôi theo phương thức thả vườn sẽ cho hiệu quả cao nhất. Do giảm được chi phí thức ăn trong khi vẫn đảm bảo quản lý được dịch bệnh.

5. Thức ăn cho giống gà ri thuần chủng

Có thể cho gà ăn thức ăn công nghiệp (Cám hỗn hợp 100%). Hoặc cám trộn nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng. Cần đạt 16 – 17% protein và năng lượng trao đổi 2850 – 2900kcal/kg thức ăn.

Chỉ số tiêu tốn thức ăn bình quân (FCR)/kg tăng trọng là 3,5kg cám/01kg thịt.

6. Trọng lượng bình quân khi trưởng thành

  • Gà trống: 1,6 – 1,8kg.
  • Gà mái: 1,3 – 1,4kg.

7. Thị trường và giá gà ri ở Việt Nam hiện nay

Trong vòng 15 năm trở lại đây, hàng loạt giống gà mới được đưa vào nuôi thương phẩm. Đã có lúc những giống vật nuôi bản địa như gà ri tưởng chừng như bị đánh bật khỏi thị trường. Tuy nhiên, sau một thời gian bị áp đảo. Thị trường gà ri đang dần khởi sắc trở lại với những dấu hiệu hết sức tích cực.

Giá gà ri hiện nay có thể nói đã hồi phục và đang ở mức khá cao. Sau khoảng 4 tháng nuôi. Gà ri có thể xuất chuồng với giá thịt khoảng 140.000 – 170.000đ/kg. Rất cao so với các giống gia cầm khác. Giá gà ri giống hiện có giá khoảng 15.000 – 20.000đ/gà con. Còn giá trứng gà ri vào khoảng 2,500 – 3,000/quả.

Có thể thấy rằng giá trị kinh tế của gà ri cao hơn hẳn so với các giống gà thương phẩm phổ biến khác. Bên cạnh đó, sức mua gà ri đang dần tăng lên sau khi người tiêu dùng đã quá nhàm chán với những giống gà lạ, gà lai ngoại nhập chỉ thu hút trong thời gian đầu.

Nguồn: https://kienthucnhanong.org

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.