{Chia Sẻ} – Cách Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Chăn Nuôi

mất:8 phút, 8 giây để đọc.

“Hiện nay việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà là một trong những hướng đi rất phổ biến và mang lại hiệu quả trong ngành chăn nuôi gia cầm sạch. Nó không chỉ giúp người chăn nuôi mang lại được hiệu quả kinh tế cao, mà chăn nuôi theo xu hướng sạch còn giúp khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường, tạo ra những sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.”

Hướng dẫn sử dụng chế phẩm EM đạt hiệu quả cao nhất – Trong chăn nuôi gà

Cách Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Chăn Nuôi

Việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà là một trong những hướng đi mới trong chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong ngành chăn nuôi gia cầm sạch hiện nay. Không chỉ giúp người chăn nuôi có được hiệu quả kinh tế cao, mà chăn nuôi xu hướng sạch còn giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tạo ra những sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

Tình hình chăn nuôi gà và xu hướng chăn nuôi gà hiện nay

Mô hình chăn nuôi gia cầm ở nước ta đang có những bước phát triển nhảy vọt trong một vài năm trở lại đây, từ chăn nuôi nhỏ lẻ đến sang quy mô lớn. Theo đó, năng suất và chất lượng cũng ngày một tăng cao.

Chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gà đang trở thành một trong những ngành chăn nuôi chính ở nhiều địa phương, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế địa phương. Vậy hướng đi nào là bền vững trong chăn nuôi gà hiện nay? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà hiện nay đang được bà con, các trang trại chăn nuôi áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Những ứng dụng và hiệu quả khi sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà 

Theo như các chuyên gia đánh giá, việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi nhầm nâng cao tỷ lệ sống cho con giống, giúp vật nuôi khỏe mạnh, nhanh lớn, xuất chuồng sớm hơn bình thường. Nhờ đó, người chăn nuôi tiết kiệm được một lượng khẩu phần ăn, chất lượng thịt cũng được nâng cao, giúp cho bà con đạt được năng suất cao trong chăn nuôi.

Bên cạnh đó, bà con cũng có thể sử dụng các loại chế phẩm để xử lý chất thải trong chăn nuôi, nhờ đó hạn chế được mùi hôi chuồng trại, cũng như hạn chế được dịch bệnh phát sinh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Ưu điểm chung của các loại chế phẩm sinh học:

  • Chế phẩm sinh học là  một trong những sản phẩm sạch, có ích, không độc hại, không ô nhiễm
  • Cung cấp các loại vi sinh vật có lợi để cạnh tranh tiêu diệt những loài vi sinh vật có hại.
  • Giúp vật nuôi hấp thụ thức ăn tốt hơn, cũng như tiêu hóa tốt,…
  • Hạn chế mùi hôi từ những chất thải chăn nuôi, tránh gây ô nhiễm môi trường.
  • Trong số các loại chế phẩm sinh học, thì EM là một trong những chế phẩm được ứng dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm phổ biến và thông dụng nhất trên thị trường hiện nay.

Chế phẩm EM là gì?

Chế phẩm EM là một trong những tập hợp các loại vi sinh vật hữu ích bao gồm vi khuẩn lactic, nấm men, vi khuẩn quang hợp, xạ khuẩn, nấm mốc, enzyme…Chế phẩm EM được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi nhờ các đặc tính nổi trội.

Chế phẩm EM là gì?

Đặc biệt, chế phẩm sinh học EM giúp chuyển hóa thức ăn trong chăn nuôi thành các chất có ích cho hệ miễn dịch vật nuôi, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra chế phẩm giúp vật nuôi hấp thụ được lượng thức ăn tốt hơn nhờ cải thiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng sản lượng, khả năng sinh sản của vật nuôi tăng lên. Không chỉ thế, chăn nuôi gà bằng chế phẩm sinh học còn giúp bảo vệ môi trường sống: xử lý chất thải, xử lý mùi hôi…

Chế phẩm EM bao gồm EM1 (gốc) và có thể sản xuất ra các loại EM thứ cấp (EM2, EM Bokashi, EM tỏi, EM thảo dược…

Làm thế nào để ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà?

Để tạo ra được các sản phẩm thịt gà chất lượng, thơm ngon, ngoài khâu lựa chọn giống phù hợp với bản địa, bà con cần chú trọng vào khâu chăm sóc trong quá trình chăn nuôi: thức ăn, nước uống, môi trường sống trong chuồng, môi trường chăn thả, khả năng phòng bệnh của gà…Để hỗ trợ tốt cho toàn bộ quá trình chăn nuôi, giải quyết các vấn đề mà bà con đang vướng mắc ở trên, một số cách thức ứng dụng các loại chế phẩm sinh học cụ thể như sau:

Làm thức ăn, bổ sung vào thức ăn cho gà 

Bổ sung vào nước uống hàng ngày

Dùng EM2 pha với tỷ lệ 1/100 (tức là 1 lít EM2 pha với 100 lít nước) để cho gà uống hàng ngày trong hai tuần đầu tiên, sau đó giảm tỷ lệ dần, và sử dụng hết trong 6 – 8h.

Để tạo được EM2, bà con tiến hành pha và ủ như sau. Trộn đều EM1 (gốc) với 20 lít nước, 1 lít rỉ đường và 2kg cám gạo với 10kg muối ăn khuấy đều và ủ yếm khí trong khoảng một tuần là có thể dùng được.

Dùng để ủ thức ăn cho gà 

Nguyên liệu để ủ cho gà: Cám gạo, bột ngô…, dụng cụ xô, thùng, bao bì chứa nguyên liệu… và EM1 dạng bột.

Cách thực hiện ủ EM1 vào thức ăn cho gà :

  • Do gà có tính ăn khô, ẩm nên sử dụng phương pháp lên men ẩm. Công thức ủ 0.5kg EM1 + 100 kg (cám gạo, bột ngô…). Cách ủ như sau: với  25 – 30 lít nước trộn bước đầu 2kg cám + 0,5kg EM1, để ủ hỗn hợp men ủ này trong 1 – 2 h. Sau đó lấy hỗn hợp trộn tưới đều với lượng cám bột trên nền bạt, đảo đều cho men ủ ngấm. Cám tơi, khi nắm không bị chảy cám qua kẽ tay là đạt.
  • Sau 1 – 2 ngày tiến hành kiểm tra bao cám ủ; thấy có mùi thơm, không nấm mốc có mùi nhẹ lên men là đạt; và có thể lấy cho gà ăn.
  • Trung bình một ngày nên cho gà ăn từ 5 -6 bữa; để kích thích khả năng tiêu hóa của đàn gà.
  • Khi cho gà ăn, ban đầu gà chưa quen loại thức ăn này; bà con nên tập cho ăn kết hợp với các loại thức ăn thô xanh. Hoặc cám đậm đặc khác theo tỉ lệ 3:1 (thức ăn ủ: thức ăn đậm đặc). Sau đó, giảm dần và khi gà quen thức ăn ủ có thể bỏ thức ăn đậm đặc ra khỏi khẩu phần ăn.

Bài viết nên tham khảo: Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo thả vườn – Ít bệnh tật – mau lớn.

Xử lý môi trường 

Phun chuồng trại 

Pha loãng EM thứ cấp với nước theo tỷ lệ 1/100 và phun đều lên nền chuồng. Phụ thuộc vào các giai đoạn chăn nuôi khác nhau; người chăn nuôi có tần suất phun khác nhau. Khi gia cầm còn nhỏ phun 7 ngày/lần; khi lượng phân thải ra nhiều hơn, phun từ 3 – 5 ngày/lần.

Nhờ sử dụng EM phun chuồng trại; mùi hôi trong chuồng sẽ được giảm thiểu một cách tối đa. Theo đó giảm thiểu được các loại bệnh, hạn chế lây lan các loại virut trong chuồng.

Xử lý nước thải từ chuồng trại

Xử lý nước thải từ chuồng trại 

Công dụng của chế phẩm sinh học trong xử lý nước thải từ chuồng trại là không thể bàn cãi. Chất thải là nguồn chứa các loại vi khuẩn mầm bệnh nguy hại cho vật nuôi; và con người nếu như không được xử lý đúng cách và triệt để. Khi xử lý nước thải từ quá trình chăn nuôi gà với chế phẩm sinh học;  không những tăng lượng vi sinh vật hữu ích vào nước thải; mà còn cạnh tranh dinh dưỡng và ức chế hoạt động các vi khuẩn gây bệnh.

Làm đệm lót sinh học

Bà con có thể dùng chế phẩm EM để làm đệm lót sinh học cho gà kết hợp với trấu. Rải nền trấu dày khoảng 10 -15cm. Sau 5 – 7 ngày nuôi úm hoặc 1 – 2 ngày nuôi gà thịt; rắc trực tiếp chế phẩm lên nền chuông theo hướng dẫn; và tiến hành cào nhẹ lớp đệm lót để chế phẩm EM được dàn đều trong chuồng.

Nên mua chế phẩm sinh học cho gà ở đâu cho hiệu quả tốt nhất? 

Trên đây chúng tôi đã cung cấp các kiến thức về chăn nuôi gà bằng chế phẩm sinh học; hữu ích và giá trị cho bà con, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp.

Bà con có thể mua chế phẩm sinh học và các loại máy móc phục vụ; trong chăn nuôi gà hiệu quả trên thị trường hiện nay. Chúc bà con thành công trong mô hình chăn nuôi này!

Theo Phạm Ngân – Tổng Hợp

Trích nguồn: khomay3a.com

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.