Các trường hợp gà bị bệnh liệt chân mà người chăn nuôi cần lưu ý

mất:3 phút, 42 giây để đọc.

Bệnh gà bị liệt chân là một trong những triệu chứng thường gặp trong chăn nuôi gà, bệnh này để lại hậu quả rất nặng nề cho gà, chúng thường bị liệt chân, xã cánh, tiêu chảy, gầy dần rồi chết. Thời điểm khởi phát bệnh thường từ 12 đến 20 tuần tuổi, để kiểm soát bệnh tốt hơn cần nắm được những nguyên tắc cơ bản để phòng bệnh và điều trị kịp thời cho gà mới bắt đầu bị bệnh.

Nếu chỉ đơn giản là bị liệt chân, con gà của bạn có thể đang mắc bệnh nào đó mà không phải là bệnh Marek, vì nhiều người chăn nuôi cho rằng gà bị liệt hai chân là bệnh Marek. Tất nhiên, bệnh Marek cũng có thể khiến gà bị liệt chân, nhưng cũng có một số biểu hiện như xã cánh, tiêu chảy, liệt một chân, suy nhược, gầy còm…

Ngoài ra, các bệnh khác cũng có thể khiến gà bị liệt; chẳng hạn như gà thiếu canxi, gà nở kém, tê chân, gà lớn quá nhanh như gà công nghiệp… cũng bị liệt chân. Vì vậy, người chăn nuôi cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể để biết được là gà bị bệnh gì rồi chọn thuốc cho chính xác.

Các trường hợp gà bị liệt chân

Gà bị liệt chân do thiếu hụt canxi

Hiện tượng này xảy ra ở giai đoạn từ 2-4 tuần tuổi, giai đoạn này gà đang trong thời kỳ nuôi gột sau khi nở, gà yếu, sức khỏe kém nên nếu chăm sóc không tốt rất dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh. Ở giai đoạn này, gà bị liệt chân thường do thiếu hụt canxi. Giai đoạn này gà thường ăn cám công nghiệp nên tăng trọng rất nhanh, tuy nhiên hàm lượng canxi trong cám thấp dẫn đến hệ xương của gà kém sẽ dẫn đến yếu chân, liệt chân, kém ăn.

Để giải quyết vấn đề này, bạn cần mua một lượng nhỏ dung dịch canxi cho gà yếu chân; hoặc mua một lượng nhỏ dung dịch canxi để phòng bệnh. Nên trộn cả bột canxi cho gà; cũng nên đề phòng thiếu canxi cho gà, vì trong thức ăn công nghiệp hiện nay có nhiều đạm và thiếu canxi.

Gà bị liệt chân do bệnh Marek

Bệnh Marek’s là một trong những bệnh thường gặp ở gà; bệnh thường xuất hiện khi gà được 12 đến 20 tuần tuổi và thời tiết thay đổi. Triệu chứng của bệnh Marek bao gồm các biểu hiện: liệt chân; đưa một chân ra trước, một chân đưa ra sau, cánh và cổ cũng bị liệt, tiêu chảy…

Để phòng bệnh này, người chăn nuôi phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Cho ăn, sử dụng thuốc sát trùng vệ sinh chuồng trại; tăng cường vitamin C khi thời tiết thay đổi; tiêm vắc xin phòng bệnh Marek. Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh Marek; nên người chăn nuôi cần thực hiện tốt việc phòng bệnh.

Gà bị liệt chân trong giai đoạn đẻ trứng

Gà bị liệt chân trong giai đoạn đẻ trứng cũng thường xảy ra với các trang trại nuôi quy mô lấy trứng lớn; gà đẻ trứng thường mất canxi nhiều; nên nếu thức ăn không đủ canxi bổ sung sẽ dẫn tới việc gà bị yếu chân. Vì vậy trong thức ăn cho gà đẻ cần bổ sung hàm lượng canxi cao; để giúp gà luôn khỏe mạnh, vỏ trứng dày cứng hơn.

Gà bị liệt chân do ấp nở kém

Gà ấp nở kém hoặc có nhiều mầm bệnh trong trứng cũng dẫn tới hiện tượng này; gà nở ra chân co quắp không đi lại được và dẫn tới bị liệt. Trường hợp này xảy ra thì các bạn cần xem xét lại chất lượng của trứng; và chất lượng gà bố mẹ để đảm bảo nguồn trứng luôn sạch bệnh.

Ngoài ra trong một số bệnh khác cũng có biểu hiện gà bị liệt chân như bệnh newcastle (bệnh dịch tả ở gà); vậy nên chúng ta phải xem xét trong những trường hợp cụ thể để phân tích bệnh. Trong các bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ cung cấp thêm các thông tin về bệnh ở gà để các bạn có thêm kinh nghiệm chăn nuôi tốt hơn.

Trích dẫn từ Mayaptrungmactech.com
N.P

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.