Các biện pháp phòng bệnh ở gà nên thực hiện

mất:3 phút, 48 giây để đọc.

Thực tế, các bệnh lây nhiễm của gà không tự nhiên mà có thể xuất hiện trong đàn gà. Đa số các bệnh này đều xuất phát từ bên ngoài; thông qua các hình thức lây truyền khác nhau mà có thể người nuôi không chú ý đến. Ví dụ, có thể đến từ virus lây bệnh có trên quần áo, giày dép và các trang thiết bị chăn nuôi mà người nuôi sử dụng. Hoặc có thể là hình thức lây nhiễm thông qua thức, các loại động vật, sâu bọ hay chim di cư. Trong đó, hình thức lây nhiễm phổ biến nhất là lây nhiễm từ đàn này sang đàn khác, từ con này sang con khác. Vì vậy, người nuôi cần được trang bị kiến thức về những biện pháp phòng bệnh ở gà hiệu quả.

Các biện pháp phòng bệnh ở gà hiệu quả

Cách ly đàn gà

Ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm ở gà đòi hỏi người nuôi phải quản lý và thực hiện vệ sinh thích hợp cho đàn gà cũng như là chuồng nuôi. Người chăn nuôi nên chú ý làm sạch triệt để các thiết bị chăn nuôi và cơ sở vật chất với chất khử trùng thích hợp. Hơn nữa, chúng ta còn phải giảm thiểu hoặc tuyệt đối không cho các đàn gà khác nhau tiếp xúc với nhau; để hạn chế việc lây bệnh từ đàn này sang đàn khác. Ngoài ra, cần sử dụng các biện pháp an toàn sinh học như hạn chế cho đàn gà tiếp xúc với người ngoài, ngăn ngừa tiếp xúc với gia cầm khác như vịt ngan, chim sẻ, và bồ câu…..

Khử trùng chuồng trại

Một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất mà người nuôi nên thực hiện định kỳ; đó là khử trùng thường xuyên chuồng trại.

Dưới đây là một số điều cần lưu ý về việc khử trùng:

  • Sau mỗi lứa gà đã được thu hoạch, chúng ta nên dọn sạch chuồng trại; dọn hết chất độn, phun nước rửa sạch các bề mặt sàn và tường của chuồng trại. Sau đó, nên sử dụng chất khử trùng phù hợp để làm sạch các bề mặt chuồng trại. Thông thường, cần thời gian khoảng 30 phút để tác dụng của chất khử trùng phát huy tối đa hiệu quả sử dụng.
  • Lưu ý là cần phải chờ các bề mặt chuồng trại thật khô trước khi sử dụng chất khử trùng, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để pha loãng hợp lý và sử dụng đúng cách.

Kiểm dịch gà khi cần thiết

Khi nhận thấy trong đàn gà có một cá thể nào đó có dấu hiệu của bệnh dịch; người nuôi cần phải cách ly ngay lập tức. Sau đó, tiến hành một số biện pháp cần thiết để chẩn đoán bệnh chính xác. Có thể sử dụng các biện pháp mạnh để ngăn chặn ngay từ đầu các dấu hiệu của bệnh dịch; qua đó mới có thể giảm thiểu tối đa mức thiệt hại tối đa cho chăn nuôi.

Tiêm phòng bệnh cho gà

Tiêm phòng cho gà là cần thiết và phải thực hiện thường xuyên; để đảm bảo gà luôn khỏe mạnh và tránh mắc các bệnh dịch phổ biến. Tuy nhiên với các hộ chăn nuôi gia đình; thì việc tiêm phòng thường bị bỏ qua do chưa có kinh nghiệm; chưa thực hiện bao giờ, do thiếu hướng dẫn cụ thể của ban ngành chăn nuôi tại địa phương. Do đó, bệnh dịch thường xảy ra với các quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ. Tôi nhớ là vào đầu những năm 2000 ở quê tôi thường xuyên xảy ra bệnh dịch cúm ở gà; và chỉ những chăn nuôi nhỏ lẻ mới bị bệnh dịch. Đặc biệt với chăn nuôi thường xuyên có sự ra vào của gia cầm mới; thì rất cần phải tiêm phòng để tránh bị lây lan bệnh dịch từ bên ngoài.

Trang bị các kiến thức về các loại bệnh ở gà

Người nuôi cần nhận biết sớm các dấu hiệu của dịch bệnh ở gà. Hơn nữa, cần được trang bị kiến thức về các loại bệnh ở gà để có thể nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh dịch. Qua đó, sẽ sớm có các biện pháp điều trị phù hợp ngay từ đầu; sớm ngăn chặn bệnh dịch lây lan rộng ra cả đàn; tránh thiệt hại khi chăn nuôi.

Trích dẫn từ Mayaptrungmactech.com
N.P

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.