Bệnh tụ huyết trùng ở ngan, vịt: Cách điều trị bệnh

mất:4 phút, 15 giây để đọc.

Bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh này do vi khuẩn Pasteurclla aviscptia gây ra. Tất cả các loại gia cầm như vịt, gà, ngan đều mắc bệnh; nhưng đối với gà và vịt thường mắc bệnh nặng hơn. Ở miền Nam, bệnh tụ huyết trùng thường được gọi toi vịt.

Bệnh tụ huyết trùng

Bệnh thường xảy ra vào thời gian giao mùa trong năm; khả năng lây lan nhanh chóng và tỷ lệ chết rất cao.

Nguyên nhân sinh bệnh

Bệnh lây lan bởi những con gia cầm bị nhiễm bệnh truyền sang những con vật khác. Các chất thải của gia cầm bệnh và nước rửa khi mổ thịt gia cầm chết dịch là nguyên nhân khiến dịch bệnh này lây lan. Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa, đường hô hấp, vết thương ngoài da, …

Đôi khi bệnh này không xảy ra vì nó lây lan mà là tự phát, vì Pasteurella có ở những con chim khỏe mạnh và bị ảnh hưởng bởi các điều kiện bên ngoài hoặc những thay đổi của sức khỏe bên trong. Giảm sức đề kháng, vi khuẩn và ký sinh trùng bên trong có thể tăng độc lực và gây bệnh.

Những tác động xấu đến quá trình bệnh thường do điều kiện dinh dưỡng kém (ăn không đủ chất, kém chất lượng), vệ sinh chăm sóc kém, gió đông sớm cũng có thể gây thành dịch. Cũng có thể do vận chuyển, hàng rào quá hẹp, ao tù đọng. Sức khoẻ kém trong giai đoạn đẻ muộn (do buồng trứng hoạt động quá mức), vịt thay lông và các bệnh ký sinh trùng đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của gà đẻ trứng.

Triệu chứng bệnh

Vịt mắc bệnh nặng hay nhẹ là tùy độc lực của căn bệnh. Nếu độc lực cao thì vịt chết rất nhanh và nhiều.

– Thể quá cấp tính: Bệnh diễn biến nhanh đến nỗi mà người chăn nuôi có thể không quan sát kịp triệu chứng. Đàn vịt đang khỏe mạnh bình thường đột nhiên ủ rũ, nhiệt độ thân thể cao và con vật chết 1- 2 giờ; có khi chết tới 50% tổng số đàn; gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

– Thể cấp tính bệnh khá phổ biến, vịt ủ rủ, bỏ ăn, xù lông, đi lại chậm chạp. Mũi, miệng chảy ra nước nhớt, sủi bọt lẫn máu màu đỏ sẫm. Giữa thời kỳ bệnh; vịt có thể bị ỉa chảy, phân loãng đen xám, xanh hoặc vàng. Vịt ngày càng khó thở, mặt tụ máu, không có triệu chứng thần kinh, bại liệt. Con vật thường chết sau vài ba ngày do ngạt thở.

– Thể mãn tính: Thường thấy ở cuối vụ dịch. Vịt nhiễm bệnh thường gầy còm, da bọc xương do bệnh tác động vào nhiều cơ quan phủ tạng trong cơ thể. Gan bị viêm hoại tử mãn tính gây rối loạn cơ năng. Khớp đùi, đầu gối, cổ chân bị viêm mãn tính, đôi khi thấy viêm màng não và có triệu chứng thần kinh.

Cách phòng bệnh

Vịt giống mới mua về cần cho uống Bio Vitamin C để phòng và chống stress gây hại, sưởi ấm cho vịt 1-3 tuần lễ đầu, cho ăn thức ăn đầy đủ thành phần và dinh dưỡng, tốt nhất là dùng loại thức ăn viên cho vịt con.
Vịt từ 20 ngày tuổi trở lên phải chích ngừa vaccin tụ huyết trùng cho vịt. Tiêm vaccin khi vịt khoẻ mạnh và vào ngày thời tiết mát mẻ.

Nếu ở những vùng đang bị dịch bệnh hoặc xung quanh khu vực nuôi có dịch bệnh tụ huyết trùng ở vịt, phải bổ sung một trong những loại kháng sinh cho vịt như: Bio Amoxycoli, Bio Enrofloxacin 10% oral để ngăn ngừa vịt nhiễm bệnh. Chú ý khâu vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, cách ly với những đàn vịt đang bị bệnh.
Bổ sung vitamin, khoáng chất và điện giải vào khẩu phần ăn nhằm tăng cường sức đề kháng, chống stress gây hại khi thay đổi thời tiết, môi trường sống và xung quanh có dịch bệnh…

Chữa bệnh tụ huyết trùng ở ngan,vịt

Do bệnh xảy ra với tốc độ nhanh nên khi phát hiện đàn vịt có bệnh nên tiêm cho toàn đàn bằng một trong các loại thuốc sau :

– BIO FLODOXY 1ml/5kg thể trọng

– GENTAMYCIN 10% 1ml/5kg thể trọng

– LINSPEC 5/10 : 1ml cho 3-5 kg thể trọng

– LINCOGEN : 1ml cho 4-5 kg thể trọng

Tiêm liên tục 3 ngày, kết hợp cho uống thêm hạ sốt và điện giải để con vật mau khỏi

Sau đó cho uống một trong các loại sau từ 3-5 ngày để bệnh khỏi hoàn toàn và không tái phát

– BIO AMOXICILLIN 50% 2g / 5-6 lít nước hoặc 1g / 2-3 kg thức ăn

– BIO AMPI COLI MAX 2g/lít nước.

– HANFLOR 20 % ORAL : 1ml cho 10 kg thể trọng/ ngày.

Trích dẫn từ Thuoctrangtrai.com
N.P

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.