Bạn đã biết những điều này khi nuôi gà chọi chiến chưa ?

mất:9 phút, 18 giây để đọc.

Để có thể nuôi gà chọn chúng ta cần phải đảm bảo các yếu tố chọn giống, chuồng trại, thức ăn và chăm sóc. Nếu các yếu tố kể trên được đáp ứng đúng thì gà nuôi sẽ được khỏe mạnh.  Các gia đình muốn nuôi gà chọi để chiến tại nhà. Hay mở rộng quy mô nuôi chăn theo kiểu tập trung, cấp giống hoặc cấp thịt. Nên tham khảo các kỹ thuật dưới đây.

1. Các giống gà chọi chiến: 

– Gà chọi là tên gọi được miền Bắc hay sử dụng. Ngoài ra còn gọi là gà nòi, gà đá. Tùy vùng miền mà có mỗi tên gọi khác nhau.

– Gà nòi là tên gọi chung của gà đòn và gà cựa :

  • Gà đòn: Là gà có chân màu vàng nghệ. Nách cũng có màu vàng nhưng nhạt. Thân lớn, vạm vỡ. Mắt sâu, cổ trụi, chân cao. Chia làm hai loại là gà Mã lại và gà Mã chỉ.
  • Gà cựa: Có chân nhỏ, hầu như toàn xương và gân. Thịt bủng beo, cựa dài nhọn, mắt nhanh. Lông mượt nhiều, phủ hai bên hông dài.

Trong việc lựa chọn gà chiến điều quan trọng nhất cần chú ý đến là chọn giống. Việc chọn giống này đòi hỏi những yêu cầu cao và khắt khe.

Theo kinh nghiệm của ông bà ta thì chọn giống tốt thông qua ngoại hình và trọng lượng. Giống khỏe, không dị tật, thân đẹp và cân đối.

Chọn gà chọi con 1 ngày tuổi:

  • Sau khi gà con nở cần tách riêng trống mái rồi cân 10% tổng số gà nở để xác định khối lượng trung bình của cả đàn. Tiếp theo chọn lọc những con có trọng lượng lấp xỉ bằng trọng lượng sơ sinh trung bình của từng dòng.
  • Ngoại hình cần đạt tiêu chuẩn: lông tơi xốp, khô, thân hình cân đối, mỏ và chân cứng cáp, bụng thon nho, không bị hở rốn, không bị dị tật, dáng đi khỏe khoắn.
  • Loại bỏ những con: mắt kém, vỏ vẹo, cổ vẹo,lưng cong, không có phao câu, xương lưỡi hái bị vẹo, dị dạng, bàn chân bị sưng hoặc nhiễm khuẩn, trẹo đầu gối, cơ ngực phát triển không bình thường.

 cách nuôi gà đá

Chọn con để giống:

  • Con trống: khỏe mạnh, có nhiều đòn độc, sức dẻo dai, dáng đẹp.
  • Con mái: Chọn gà mái để giống sẽ quyết định đến việc cải tạo và nâng cao chất lượng con gà chọi chiến. Nên chọn con có mình thon nhỏ (ấp trứng ít bị vỡ), đầu nhỏ thon dài theo cổ; Mỏ vừa phải, cân bằng với đầu gà; Mũi to, cánh mũi nở; Ngực ưỡn, lười sâu, không bị vẹo; Cánh úp chặt lấy thân, lông cánh to dày; Phao câu to, sát với thân… Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi gà đá, tốt nhất nên chọn con gà chọi để mái từ lứa gà thứ 2.

Sau khi chọn giống cần để riêng theo từng dòng, phân chia con trống con mái. Cách nhận biết gà chọi trống và gà chọi mái:

  • Cách 1: cầm chân gà chọi con lên, nếu đầu gà ngóc lên trên thì sẽ là gà trống còn nếu đầu ngửa ra phía sau thì sẽ là con mái.
  • Cách 2: Rải một ít tro lên nền đất, san bằng phẳng, đặt gà con lên đó để xem dấu chân. nếu thấy 2 bên chân song song thì sẽ là gà mái, nếu chân vẹo chéo thì sẽ là con trống.
  • Cách 3: Cầm con gà con lên, xòe 2 cánh ra, nếu là gà trống thì sẽ thấy hai lớp lông ở trên cánh. Còn nếu chỉ có một lớp lông thì là con mái.
  • Cách 4: Quan sát hậu môn của con gà chọi con. Ở gà trống sẽ thấy gai giao cấu lồi lên, con ở con mái thì không có.

nuôi gà đágà chọi giống

nuôi gà đá chất lượngnuôi gà đá thuần chủng

2. Làm chuồng nuôi gà nòi đúng tiêu chuẩn 

Xây chuồng nuôi đơn giản:

Để thực hiện được đúng cách chăm sóc gà đá cần làm chuồng rộng rãi, cao ráo, khi nhốt gà không bị tù túng, đảm bảo tính chất háu chiến. Ngoài ra cách làm chuồng trại nuôi gà chọi này còn đặc biệt quan trọng với mô hình nuôi gà chọi tập trung, nuôi bán giống bán thịt.

 cách nuôi gà chọi

Hướng chuồng:

Tốt nhất là hướng Đông Nam, nên hạn chế hướng Đông, Tây Nam và hướng Bắc.

Mái chuồng lợp bằng tôn hoặc tấm lợp, có độ nghiêng phù hợp để thoát nước tốt nhất, mái nhô ra ít nhất từ 20 – 30cm để che mưa, gió tốt nhất cho gà.

Nơi làm chuồng phải có ít nhất từ 30cm đảm bảo trong chuồng không bị ẩm ướt khi trời mưa.

Dãy chuồng xây bằng gạch, chia thành các ô nhỏ, mỗi ô rộng từ 2 – 4m2, chiều cao từ 1 – 1,5m, bề rộng 1 – 1,2m trở lên.

 mẫu chuồng gà chọi

Mặt trước và cửa chuồng làm bằng song sắt, 3 mặt tường xây kín đáo tránh gió tạt. Hoặc nếu xây theo dãy thì giữa các dãy có thể dùng lưới thép ngăn lại.

Nền chuồng làm bằng đất nện chặn hoặc láng xi măng. Trong chuồng rải cát dày từ 15 – 20cm để đảm bảo không làm tổn thương đến chân gà chiến.

 chuồng gà chọi

Bội nuôi gà nòi: 

Trong kỹ thuật nuôi gà đá, bà con cũng có thể làm bội nuôi gà. Bội gà có thể làm bằng tre, nứa hoặc bội sắt. Kích thước bội phải đủ lớn để nhốt riêng từng con. Bên trong bội bố trí máng ăn, máng uống. Nuôi gà chọi trong bội phù hợp với gia đình không có diện tích đất rộng hoặc nuôi ít, chỉ khoảng 10 con đổ lại.

 kỹ thuật nuôi gà đá

Lồng úm nuôi gà chọi con: 

Đối với gà chọi con cần phải làm lồng úm, kích thước lồng 2m x 1m x 0,5m nuôi 100 con gà con. Sàn chuồng phải cao cách mặt đất ít nhất 0,5m.

Bên trong có chất độn chuồng bằng vỏ trấu hoặc rơm khô, mùn cưa, dăm bào…

Tròng lồng úm thiết kế bóng đèn sưởi có công suất từ 60 – 100W. Xung quanh có rèm che.

 cách chăm sóc gà chọi

3. Thức ăn nuôi gà chọi 

Nguồn thức ăn quyết định đến khả năng sung mãn, hình dáng mẫu mã, thậm chí là chất lượng thịt đối với mô hình nuôi gà chọi thương phẩm.

Nuôi gà chọi đá không nên cho ăn cám công nghiệp. Thay vào đó, các hộ nuôi có thể tận dụng thức ăn có sẵn, thức ăn tự sản xuất, gồm:

  • Thóc lúa: Đây là nguồn thức ăn chính của gà đòn giúp tăng thể thực, sức khỏe và khả năng chịu đòn.
  • Rau xanh: Rau xanh cung cấp vitamin, chất xơ, các nguyên tố vi lượng, đa lượng giúp tăng sức đề kháng, giảm thân nhiệt vào những ngày nắng nóng. Một số loại rau như: rau muống, xà lách, giá đỗ , thân cây chuối băm nhỏ bằng máy băm chuối (thân cây chuối chỉ cho ăn từ 2- 3 lần/tuần).

 máy băm chuối cho gà chọi

  • Các loại thảo dược, thức ăn bổ sung: Có thể sử dụng tỏi, gừng tốt cho hệ tiêu hóa, tránh triệu chứng khó tiêu, đồng thời có tác dụng làm ấm cho gà khi đến mùa lạnh, gió rét. Bổ sung vitamin, premix khoáng, chế phẩm sinh học…
  • Các loại mồi: Các loại mồi sẽ cung cấp protein, chất đạm, sự hưng phấn và sung mãn của gà từ đậu trận đá đến cuối trận. Các loại mồi chủ yếu như: sâu, lươn, trạch nhỏ, thịt bò, tôm tép nhỏ, cá chép nhỏ, dế, giun quế, giun đất.

Cách nuôi gà chọi khỏe mạnh, người nuôi không nên dùng ếch nhái làm mồi vì loại mồi này có chứa rất nhiều đạm, có thẻ làm tăng thể rộng thịt, nhiều mỡ, sức bền kém.

4. Nước uống cho gà nòi 

Nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn, không có lẫn tạp chất. Nhiệt độ của nước không được quá lạnh, quá nóng, duy trì từ 7 – 28 độ C.

5. Cách huấn luyện gà chọi máu chiến

Cho gà chọi đá thử từ 1 – 5 trận, con nào không có khả năng chiến đấu thì loại ra, có thể đem nuôi thương phẩm.

Quần sương gà nòi: Là cách cho gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.

Xát nghệ: Dùng nghệ tươi giã nhỏ, đem hòa với rượu trắng + nước trà + nước tiểu trẻ em rồi đem xát lên vùng da đã cắt lông. Tiến hành đều đặn trong vòng 3 tháng thì da gà sẽ dày lên, tăng khả năng chịu đòn rất tốt.

Dầm cẳng: Tiến hành dầm cẳng trước 1 tháng khi thi đấu. Chuẩn bị hỗn hợp gồm nghệ giã nhỏ + muối ăn + nước tiểu ngâm chân gà.

 cách chăm gà chọi chiến

Vần gà chọi:

Vần gà nòi là cách tập luyện để gà có sức khỏe dẻo dai, chuyển từ 1 con gà mộc sang gà chiến.

3 hình thức vần gà như sau:

  • Vần gà với gà (vần hơi/ vần đòn): dùng 2 gà cuốn chân, sau đó bịt hoặc thả mỏ quần thảo với nhau.
  • Vần gà với người (tập bộ): sử dụng hình thức tập quay thóc.
  • Cho 2 gà chạy lồng, bên ngoài có 2 người theo dõi đếm vòng

Công thức chung khi vần gà:

  • Vần 1 hồ đòn (15 – 20 phút), nghỉ 4 ngày sau khi vần.
  • Vần 1 hồ hơi (30 – 40 phút), nghỉ 3 ngày sau khi vần.

Các hệ số này sẽ thay đổi theo số hồ vần ít hay vần nhiều (0,5 ngày/hồ). Cụ thể:

Kỳ vần 1 Kỳ vần 2 Kỳ vần 3
Số hồ vần 1 đòn + 1 hơi 2 đòn + 2 hơi 3 đòn + 3 hơi
Tổng số ngày nghỉ 8 ngày nghỉ 14 ngày nghỉ 18 ngày
Số ngày nghỉ sau khi vần 3 6 8
Số ngày và số vòng chạy lồng 3 ngày

vòng: 50v – 90v – 50v

6 ngày

vòng: 50v – 70v – 90v

vòng: 90v – 70v – 50v

6 ngày

vòng: 50v – 70v – 90v

vòng: 90v – 70v – 50v

Số ngày nghỉ trước khi vần Nghỉ 2 ngày thả rông Nghỉ 2 ngày thả rông Nghỉ 3 ngày

1 ngày tập nhẹ

6. Cách phòng bệnh cho gà chọi chiến 

Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Thay rửa máng ăn máng uống để hạn chế tối đa mầm bệnh gây hại.

Thực hiện đúng lịch tiêm vacxin cho gà chọi con:

            Ngày tuổi                           Các loại bệnh                              Lần tiêm chủng             
1 Bệnh gumboro Lần 1
3 – 7 Bệnh dịch tả Lần 1
10 Bệnh trái đậu Lần 1
14 Bệnh gumboro Lần 2
21 – 24 Bệnh dịch tả Lần 2
28 Bệnh gumboro Lần 3
56 Bệnh dịch tả Lần 3
63 Bệnh trái đậu Lần 2

cách chăm sóc gà chọi chiến

Nuôi gà nòi chiến cần đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, khoa học, có những yêu cầu khắt khe, riêng biệt để đảm bảo chất lượng, sức khỏe, khả năng chiến đấu và sung mãn nhất.

                                                                                                                                                                       Theo Hải Anh tổng hợp

                                                                                                                                                                      Nguồn khomay3a.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.